Ảnh: Internet
Kể quá nhiều chuyện riêng tư với người khác
Việc chia sẻ những kinh nghiệm hôn nhân với bạn bè không phải là xấu, nhưng bạn không nên kể hết tất cả những bí mật riêng tư giữa vợ chồng mình với người ngoài, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của bạn rất nhiều.
Nếu ai đó có ý định phá hoại hôn nhân của bạn, họ càng có điều kiện để thực hiện. Bên cạnh đó, khi chàng biết bạn đem hết chuyện cá nhân của chàng để chia sẻ với người ngoài, anh ấy sẽ không còn thoải mái đểtâm sựmọi điều với bạn nữa.
Những lời nói dối tưởng chừng vô hại
Việc giữ thể diện và hòa bình trong gia đình thường đi kèm với cái giá của nó. Có thể bạn nghĩ đó là những lời nói dối vô hại nhưng dần dần chúng sẽ làm xói mòn lòng tin của anh ấy ở bạn. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như là sự nghi ngờ hay tệ hơn là anh ấy sẽ rời xa bạn.
Bạn có thể xử sự một cách thận trọng, không làm mất lòng nửa kia mà vẫn thành thật. Nhưng nếu bạn không thể thực hiện cả hai điều trên, hãy chắc chắn là nửa kia không phát hiện ra sự thật, bằng không bạn không bao giờ có thể biện minh cho mình.
Ít nói chuyện trực tiếp với nhau
Có rất nhiều gia đình dựa vào thiết bị công nghệ số mà quên đi điều cơ bản rằng việc duy trì nói chuyện trao đổi mỗi ngày vô cùng quan trọng, giúp cả hai thêm gần gũi.
Hiện nay nhiều người cứ có bất cứ việc gì là nhấc điện thoại lên gọi sẵn, thậm chí trong bữa ăn cả gia đình ai cũng chăm chú vào màn hình TV hoặc ăn uống xong thì bố xem TV, mẹ ôm máy tính, các con nghịch điện thoại, máy tính bảng. Lạm dụng công nghệ số khiến chúng ta khó có cơ hội hiểu nhau hay bày tỏ những cử chỉ quan tâm chăm sóc trực tiếp.
“Sửa gáy” đối phương
Hãy cẩn trọng với hành động này. Bạn cần tránh để nửa kia hiểu nhầm rằng bạn nghi ngờ trí thông minh của của họ và bạn không hề có ý định phô trương hay làm người ấy xấu hổ. Và việc bạn sửa sai cho nửa kia chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chính xác thay vì gây rắc rối.
Bạn nên dùng những cụm từ như “Em nghĩ rằng”, “Em nghe nói” hoặc “Em đọc được một nghiên cứu nói rằng…” thay vì chỉ trích “Anh sai rồi…”. Những câu nói nặng nề như vậy sẽ không được lưu tâm cho dù thông tin bạn cung cấp có chính xác đến đâu. Nếu nửa kia không thể hoàn tất câu chuyện bởi bạn liên tục “chỉnh đốn” anh ấy, thì đã đến lúc cân nhắc liệu thông tin chính xác hay hôn nhân của bạn quan trọng hơn.
So sánh
Không bao giờ nên so sánh nửa kia với người khác. Không ai có thể tiếp nhận ý kiến này một cách tích cực mà không nghĩ bạn đang phê bình họ. Anh ấy là anh ấy, bạn là bạn, thật không công bằng khi yêu cầu nửa kia phải giống một ai đó.
Thay vào đó, hãy cùng nhau xây dựng một cuộc hôn nhân theo cách bạn muốn. Điều này đồng nghĩa với nhiều tình yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau cũng như nỗ lực để vun đắp mối quan hệ và anh ấy sẽ hiểu rằng bạn đang có cái mình muốn chứ không phải người khác đang có cái bạn không có.
Bạn cần chú ý lời nói và hành động của mình với nửa kia.
Đặt mình vào vị trí của người ấy để hiểu được cảm giác của họ khi bị đem ra so sánh không chỉ một lần và nhiều lần. Sự tức giận bị dồn nén và có thể gây rạn nứt cho mối quan hệ của bạn. Vì vậy, hãy học cách bỏ thói quen có hại này.
Nếu bạn từ bỏ được những thói quen kể trên, chắc chắn rằng cuộchôn nhânsẽ vững bền và hạnh phúc.
Theo Khỏe và đẹp
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/neu-khong-muon-hon-nhan-chet-yeu-hay-tu-bo-ngay-thoi-quen-nay-a510647.html