Trên khắp đất nước Nhật Bản có rất nhiều lâu đài cổ, tuy nhiên, thật không may, hầu hết chúng đã không thể "sống sót" được cho đến ngày nay, đặc biệt là những lâu đài bằng gỗ. Những lâu đài đẹp nhất có kiến trúc từ thời phong kiến đến thời Duy Tân Minh Trị.
Song, vào nửa sau của thế kỷ XIX, phần lớn các lâu đài này đã bị phá hủy. Hiện nay, ở Nhật Bản chỉ còn "tồn tại" 12 tòa lâu đàithuộc loại này, và 5 trong số đó được công nhận là "kho báu quốc gia":
Lâu đài Matsumoto (1500 - thành phố Nagano)
Lâu đài Matsumoto được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI theo mệnh lệnh của Toyotomi Hideyoshi. Xung quanh lâu đài là những bức tường màu đen và các tháp phụ, tương tự như đôi cánh chim đang dang rộng. Lâu đài còn có một cái tên khác nữa là "Karasujo", hay còn gọi là "Lâu đài Quạ đen".
Đây là một pháo đài quân sự, với cấu trúc bên trong phức tạp và cấu trúc phòng thủ bên ngoài bao gồm một con hào (3 mét) với những thành lũy cao. Tất cả các cầu thang trong lâu đài được bố trí hỗn loạn và không được kết nối với nhau, ngoài ra, chúng rất dốc và hẹp. Điều này đã được thực hiện để tối đa hóa phức tạp chuyển động của kẻ địch xung quanh lâu đài.
Tầng 2 của tòa tháp chính có 8 phòng, chỗ ở dành cho các "Samurai", những chiến binh bảo vệ lâu đài. Hiện nay, có một bảo tàng vũ khí ở đây. Người Nhật Bản tin rằng, lâu đài Matsumoto giúp bảo vệ tinh thần của người phụ nữ. Lâu đài đã sống sót thần kỳ sau những trận động đất và hỏa hoạn kinh hoàng tại đây.
Lâu đài Inuyama (1537 - thành phố Nagoya)
Inuyama là 1 trong hàng trăm lâu đài nổi bật nhất của Nhật Bản; được coi là "kho báu quốc gia". Ngoài ra, nó còn là một trong những lâu đài còn tồn tại lâu đời nhất tại Nhật Bản.
Lâu đài được xây dựng năm 1440, tuy nhiên, hình dạng của lâu đài được hình thành vào năm 1537 và tồn tại cho đến ngày nay. Việc xây dựng tòa tháp chính được hoàn thành vào năm 1620. Lâu đài Inuyama được xây dựng dựa trên nền tảng của đền Shinto.
Inuyama gồm 3 tầng ngoài, 4 tầng mặt đất và 2 tầng hầm. Ở tầng trệt là các doanh trại dành cho quân đội phong kiến. Tầng 2 chứa giáp và vũ khí, và tầng thứ 3 là khu nhà ở. Gần lâu đài, trong hàng rào bằng gỗ, có một cây cổ thụ khoảng 450 năm tuổi.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có tia sét đánh vào cây này, sau đó lâu đài đã xuất hiện. Cây cổ thụ được người dân tôn kính như nơi ở của vị thần Kami -thần cai quản lâu đài.
Lâu đài Hikone (1604 - thành phố Shiga)
Hikone nằm trong khuôn viên của hồ Biwa và đồi Konkidzan. Đây là một trong 4 lâu đài tạo nên "kho báu quốc gia" của Nhật Bản. Lâu đài gồm 3 tầng, đó là biểu tượng của thành phố. Linh vật của lâu đài là Hikonyan, một con mèo trắng trong chiếc mũ có sừng của "Samurai". Gần lâu đài là khu vườn cổ Genciuen.
Có rất nhiều tòa nhà cổ trong thành phố Shiga. Ví dụ, trên bờ phải của sông Serikava và dọc theo con đường Khana-shobu-dori, nhà của những người lính "Ashigaru" vẫn được bảo tồn. Khoảng 1km về phía đông của lâu đài là núi Sava.
Dưới chân lâu đài là ngôi đền cổ Rotandzi, nơi nổi tiếng với những khu vườn cổ, và những ngôi đền, thánh đường cổ khác có liên quan đến lịch sử của gia tộc Ia.
Lâu đài Matsue (1607 - thành phố Shimane)
Lâu đài "Matsue" thời trung cổ Samurai; là một trong 12 lâu đài cổ nhất của Nhật Bản còn "sót lại"; được xây dựng vào năm 1611 từ gỗ thông và đá. Sau đó, bị phong hóa theo thời gian và được xây dựng lại một phần trong thời gian 31 năm.
Tòa lâu đài bao gồm 5 tầng; tòa lâu đài cao nhất ở Nhật Bản (30 mét). Matsue đứng thứ 6 trong danh sách các lâu đài lâu đời nhất Nhật Bản. Các bức tường của Matsue được sơn màu đen, tạo ra ấn tượng khá ảm đạm và thường được gọi là "Lâu đài đen".
Nhìn từ bên ngoài, nó giống như cấu trúc tòa 5 tầng, nhưng bên trong lại có cấu trúc đa cấp phức tạp. Ngày nay, Matsue là một bảo tàng áo giáp và vũ khí "Samurai".
Lâu đài Himeji (1619 - thành phố Hyogo)
Lâu đài được xây dựng vào giữa thế kỷ 14, và được hoàn thành vào thế kỷ 16 theo mệnh lệnh của Toyotomi Hideyoshi. Vào thế kỷ 17, nhà cai trị phong kiến Ikeda Terumas đã tiến hành tái thiết quy mô lớn lâu đài. Himeji còn được gọi là "Lâu đài Heron trắng", bởi những đường nét kì quái của nó.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/chiem-nguong-ve-dep-cua-lau-dai-dep-nhat-o-nhat-ban-a515470.html