Mã vạch sản phẩm hay còn được gọi là UPC là cách duy nhất bạn có thể dùng để xác định xuất xứ của mặt hàng.
Mã vạch được sử dụng trên mọi sản phẩm và mỗi sản phẩm chỉ có một mã vạch duy nhất không thay đổi và không thể làm giả. Hiểu được định nghĩa mã vạch và ý nghĩa của các thông tin của nó giúp việc đọc hiểu các hướng dẫn cách đọc mã vạch trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhìn ba con số đầu của mã vạch (khoanh tròn đỏ trong ảnh) để xác định xuất xứ của mặt hàng
Một số thông tin quan trọng cần nhớ trong mã vạch
- Mã quốc gia: Gồm hai hoặc ba con số đầu
- Mã doanh nghiệp: Có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
- Mã mặt hàng: Có thể là năm, bốn hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
- Mã số kiểm tra: Số cuối cùng.
Tuy nhiên, khi đọc mã vạch chỉ cần nhớ đọc 3 chữ số đầu tiên và đối chiếu với bảng mã code của các quốc gia để xác định nguồn gốc hàng hóa. Bạn có thể đối chiếu theo chi tiết trong bảng dưới đây:
Ba con số đầu tiên của mã vạch UPC là những con số dùng để xác định nhà máy và quốc gia xuất khẩu sản phẩm.
Ví dụ, nếu ba chữ số đầu tiên trên mã vạch của một sản phẩm nằm trong khoảng từ 690 tới 695 thì mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc..
Những điều cần lưu ý trong cách đọc mã vạch hàng giả
Khi cảm thấy các thông tin của hàng hóa trên bao bì không đáng tin cậy thì việc sử dụng mã vạch để xác minh và đối chiếu là hợp lí và cần thiết. Bởi mã vạch là một thông tin đáng tin cậy và khó bị làm giả hơn những yếu tố khác trên bao bì sản phẩm.
Bảng mã nước. Ảnh QTM
Với khả năng làm giả ngày càng tinh vi, thì bên cạnh việc đọc mã vạch chúng ta nên kiểm tra thêm các yếu tố khác của sản phẩm như bao bì, tem chống giả, hóa đơn chứng từ, thông tin nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu, thông tin chi tiết về hàng hóa trên bao bì…để có thể chắc chắn về nguồn gốc xuất xứ cũng như tính thật giả của hàng hóa.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu các cách đọc nhãn thực phẩm để lựa chọn thực phẩm bên cạnh các cách đọc mã vạch để lựa chọn thực phẩm an toàn hơn cho gia đình.
Trên đây là ký hiệu mã số mã vạch hàng hóa các nước, để biết hàng hóa sản xuất tại nước nào như các quốc gia sản xuất: điện thoại như iphone, đồ điện tử, điện máy, thuốc dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang, nội thất, đồ chơi, hàng tiêu dùng… hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Làm thế nào để tránh mua phải hàng giả hàng nhái?
Hiện nay, sự tinh vi trong các công đoạn làm giả đã đạt đến ngưỡng chẳng thua kém gì hàng thật. Tuy vậy, vẫn có một số cách để có thể giúp mua được hàng chất lượng.
- Lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, được nhiều người tin cậy.
- Để ý đến giá: giá tiền không phải yếu tố quyết định nhưng sản phẩm chính hãng thường không có giá quá rẻ. Nếu rẻ quá thì bạn nên cân nhắc.
- Chọn sản phẩm nguyên hộp: nên mua các sản phẩm vẫn còn nguyên niêm phong (seal) và giấy bóng kính.
- Để ý các chi tiết trên hộp: Hàng chuẩn thường có vỏ hộp được in cẩn thận, rõ ràng, hài hoà về mặt thẩm mỹ và cực kỳ ít lỗi sai.
Hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm giúp người tiêu dùng tránh được những mối nguy hiểm tiềm tàng từ hóa chất hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Các bạn tham khảo để tránh mua phải hàng giả nhé!
Thu Hằng (T/h)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/bat-mi-cho-chi-em-cach-doc-ma-vach-san-pham-tranh-mua-nham-hang-nhai-a520072.html