Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rò điện ở bình nóng lạnh và nhiều khi sự thiếu hiểu biết của người sử dụng về sử dụng bình nóng lạnh đã gây ra những “họa” lớn cho chính mình.
Trong quá trình sử dụng, không ít người quan niệm sai lầm rằng bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24h, kể cả trong lúc đang tắm.
Thực tế, rơle này chỉ có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện, chứ không có chức năng bảo vệ chống điện rò ra nước.
Chính việc cắm điện liên tục liên tục khiến cho dây mayso, dây dẫn… có thể bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. Thông thường, hiện tượng rò điện của bình nóng lạnh sẽ xảy ra khi có sự thông mạch từ dây may so với môi trường bên ngoài. Khi lớp cách điện của mayso bị ăn mòn,bong tróc hoặc bị hỏng là nguyên nhân gây ra rò điện.
Dưới đây là 5 sai lầm gây nguy hiểm chết người mà nhiều gia đình dễ mắc phải nhất:
Mở điện bình nóng lạnh khi tắm
Đây là thói quen của rất nhiều người khi tắm vì cho rằng bình nóng có rơ le tự ngắt điện nên sẽ đảm bảo an toàn ngay cả khi vẫn mở điện.
Thực tế, rơ le chỉ có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ cho nước trong bình. Khi nhiệt độ nước thấp thì rơ le sẽ cấp điện để làm nóng lại và khi nhiệt độ nước đã đủ cao thì rơ le sẽ ngừng cấp điện. Do đó, rơ le không hề có tác dụng ngăn chặn dòng điện truyền vào nước khi tắm.
Hơn nữa, sau một thời gian dài sử dụng, các thiết bị trong bình có thể bị hỏng hóc dẫn đến việc điện bị rò rỉ. Nếu không ngắt điện, rất có thể sẽ dẫn đến giật điện, gây nguy hiểm chết người.
Bật bình nóng lạnh 24/24
Nhiều người cho rằng bình nóng lạnh không dùng sẽ tự ngắt điện và để tránh việc bật lên bật xuống nhiều lần làm tốn điện nên thường có thói quen bật bình nóng lạnh 24/24.
Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, việc bật bình liên tục trong ngày sẽ làm bào mòn lớp cách điện, làm tăng khả năng rò điện ra bên ngoài.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như duy trì độ bền lâu của bình, nên bật bình trước khi sử dụng khoảng 30-45 phút. Khi tắm thì ngắt điện để tránh các sự cố rò rỉ điện gây giật.
Không dùng dây nối tiếp đất cho bình
Khi lắp đặt bình nóng lạnh, rất ít gia đình chú ý tới dây nối tiếp đất trong khi đây là một bộ phận quan trọng giúp tránh rò rỉ điện từ bình và giảm nguy cơ giật điện.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, bạn cần phải chú ý lắp đặt cả dây nối tiếp đất để tránh gây ra những nguy hại khó ngờ.
Không quan tâm tới nguồn nước
Hầu hết các gia đình Việt đều chỉ quan tâm tới việc lắp đặt bình đã an toàn hay chưa mà lại không hề để ý tới nguồn nước sử dụng.
Thực tế, nguồn nước là yếu tố quyết định độ bền của thanh Magie giúp chống axit ăn mòn thành bình. Nếu gia đình sử dụng nước giếng khoan thì sau khoảng 2 năm, nước bắt đầu bị cặn bẩn và sắt dễ làm mòn thanh Magie, giảm độ an toàn của bình.
Ngoài ra nếu dùng phải nguồn nước bẩn, khi bị rò điện, khả năng dẫn điện sẽ cao hơn, làm tăng nguy cơ bị điện giật.
Không vệ sinh, bảo dưỡng bình định kỳ
Bình nóng lạnh thường được lắp trên cao nên nhiều nhà không chú ý vệ sinh bình sạch sẽ, cũng không bảo dưỡng các thiết bị như dây điện lắp chung với ống nước, nếu sử dụng lâu ngày sẽ dễ bị giòn, gãy hay vỏ bình có thể bị nứt, bong tróc gây thấm nước dẫn điện ra bên ngoài.
Bất cứ đồ điện gia dụng nào sau một thời gian dài sử dụng đều có những dấu hiệu hư hại, hỏng hóc mà nếu không kịp thời phát hiện và sửa chữa rất có thể sẽ gây ra những sự cố đáng tiếc.
Vì vậy, các gia đình nên kiểm tra và bảo dưỡng bình 3 tháng một lần để có thể tăng độ bền và giúp bảo vệ an toàn cho mọi người.
Dù muốn, dù không, sự thật là bình nóng lạnh không hề an toàn 100% nhưng chúng ta vẫn nghĩ, lời khuyên khi sử dụng bình nóng lạnh để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân.
Khi sử dụng bình nóng lạnh hãy ghi nhớ những điều này:
- Hãy tắt máy nóng lạnh trước khi tắm để tránh trường hợp rò rỉ điện.
- Không nên sử dụng những chiếc bình nóng lạnh đã quá cũ kỹ.
- Không nên bật bình nóng lạnh 24/24h vừa gây tốn điện vừa tạo ra nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải.
- Chỉ nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm trước 10 phút.
- Thường xuyên kiểm tra bằng cách dùng bút thử điện quyệt thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước. Nếu phát hiện có điện thì ngắt điện và kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khác phục lỗi.
- Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra các dây dẫn.
- Lắp thêm các thiết bị chống giật (một số model bình nóng lạnh mới đã tích hợp thiết bị chống giật). Khi có biểu hiện bị giật, thiết bị này sẽ tự động ngắt điện.
Cách xử lý khi có người bị điện giật do bình nóng lạnh
Khi thấy người người thân bị giật điện do bình nóng lạnh, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu giao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu.
Các chuyên gia cũng cảnh báo ngoài bình nóng lạnh, bàn là, lò nướng điện, ấm điện siêu tốc nồi cơm điện....đều nằm trong nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của nhóm thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao.
Hoài Thanh t/h