Theo phong thủy, vị trí tốt nhất của phòng bếp là hướng Đông hoặc Đông Nam.
Bạn cũng không nên bố trí phòng tắm, nhà vệ sinh gần phòng bếp, bởi vì nó gây ra sự xung đột giữa nước và lửa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đối với phòng bếp, yếu tố quan trọng là phải sạch sẽ, ngọn và thoáng mát. Có như vậy, sự giàu có và sức khỏe sẽ đến và lưu lại. Để tạo điều kiện cho các dòng khí tốt lưu thông thuận tiện, bạn cần giữ cho các bề mặt được gọn gàng, thông thoáng.
Phòng bếp là khu vực chức năng quan trọng trong ngôi nhà, do vậy, hãy tham khảo những cách bố trí phòng bếp dưới đây để giúp không gian này đẹp mắt và thông thoáng.
Cách bố trí bếp kiểu chữ I
Đây là kiểu bố trí bếp thường được sử dụng cho nhưng căn hộ có không gian nhỏ, tất cả các thiết bị và đồ dùng bếp được bố trí trên một mặt tường. Mạch di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác được thực hiện trên một đường thẳng. Bồn rửa được đặt ở giữa tủ lạnh và bếp nấu để hạn chế việc di chuyển nhiều, tạo sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Các vật dụng với cách bố trí này thậm chí còn được “giấu” sau những cánh cửa trượt hay cửa cánh để giảm thiểu sự hỗn loạn về thị giác trong không gian nhỏ.
Cách bố trí bếp kiểu chữ I được sử dụng ngày càng phổ biến không chỉ dành cho những không gian nhỏ.
Nhược điểm của cách bố trí này chính là giới hạn về diện tích sử dụng, vì đặt bồn rửa và bếp trên cùng một bề mặt nên thách thức đặt ra là không có nhiều không gian cho việc chuẩn bị thức ăn. Kích thước cho các món đồ vì thế cũng bị giới hạn. Sử dụng bàn ăn và bàn đảo di động là giải pháp chung được đưa ra.
Hiện nay, cách bố trí kiểu chữ I được sử dụng ngày càng phổ biến không chỉ dành cho những căn nhà có diện tích nhỏ. Với kiểu bố trí gian bếp một mặt kết hợp với bàn đảo tạo cái nhìn hiện đại hơn cho không gian.
Cách bố trí bếp kiểu Galley/ song song
Được bố trí như một hành lang nấu ăn, các thiết bị, đồ dùng bếp được bố trí 2 bên tường với một lối đi ở giữa. Kiểu bố trí bếp song song là cách bố trí bếp hiệu quả và phổ biến hiện nay. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp cách bố trí kiểu này tại các nhà hàng bởi chúng cho phép nhiều người tham gian vào việc nấu nướng.
Cách bố trí mang lại hiệu quả vì giúp giảm thiểu được khoảng cách giữa ba khu vực của tam giác chức năng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp. Khoảng cách lý tưởng giữa hai bức tường là 1m2.
Cần lưu ý, bếp và bồn rửa không nên đặt trên 2 mặt tường đối diện nhau. Vì phạm phong thủy và bất tiện khi sinh hoạt.
Nhược điểm: khó kết hợp với khu vực ăn uống (bàn ăn) và giới hạn tương tác giữa người nội trợ và các thành viên khác.
Mẹo: bạn có thể biến một trong các bức tường thành quầy bar hoặc bàn đảo để tạo không gian mở và thoáng hơn cho gian bếp.
Cách bố trí bếp kiểu chữ L
Theo xu hướng tạo không gian mở cho gian bếp, kiểu bố trí kiểu L cho gian bếp càng trở nên phổ biến. Bếp được bố trí 2 bức tường vuông góc, liền kề, độ dài không quá lệch nhau. Giữa gian bếp và khu vực sinh hoạt chung không tồn tại bất cứ bức tường ngăn cách nào . Cách bố trí này giúp người đầu bếp có thể trò chuyện với những thành viên khác trong quá trình chuẩn bị cho bữa ăn.
Nhược điểm lớn nhất của cách bố trí này chính là việc phải di chuyển nhiều trong quá trình nấu ăn.
Không gian bếp mang màu sắc trầm ấm, đơn giản nhưng tiện nghi. Nội thất phòng bếp sử dụng chất liệu gỗ với gam màu xám và trắng là chủ đạo. Hệ thống kệ và tủ bếp không lắp đặt tay nắm giúp không gian trông rộng rãi và tối giản hơn. Tủ lạnh sử dụng chất liệu thép không gỉ đồng điệu với tông màu chung của căn bếp. Căn bếp này lại sử dụng tông màu trắng là chủ đạo nên trông rất sáng sủa.
Kệ bếp thiết kế khéo léo với nhiều ngăn tủ giúp tăng diện tích lưu trữ. Bàn bếp ốp mặt gỗ hài hòa và tích hợp nhiều dụng cụ làm bếp hiện đại như lò nước, máy rửa bát mang đến không gian tiện nghi và hiện đại.
Với diện tích tương đối nhỏ, căn bếp này bố trí hệ thống tủ bếp nhỏ và đơn giản, phù hợp với không gian hẹp. Các mảng tường được trang trí bằng họa tiết đơn giản tông màu ghi xám giúp căn bếp trông không quá đơn điệu. Dù diện tích không lớn, nhưng căn bếp vẫn bài trí đủ bếp từ, lò nướng và các thiết bị khác một cách gọn gàng và hài hòa.
Cách bố trí bếp với những không gian hẹp
Với diện tích tương đối nhỏ, căn bếp này bố trí hệ thống tủ bếp nhỏ và đơn giản, phù hợp với không gian hẹp. Các mảng tường được trang trí bằng họa tiết đơn giản tông màu ghi xám giúp căn bếp trông không quá đơn điệu.
Dù diện tích không lớn, nhưng căn bếp vẫn bài trí đủ bếp từ, lò nướng và các thiết bị khác một cách gọn gàng và hài hòa. Nếu yêu thích phong cách giản dị bạn có thể tham khảo cách bố trí phòng bếp như thế này.
Bức tường bên phía tủ bếp ốp gạch đá trắng hình ô vuông, hài hòa với tủ bếp màu trắng và mặt bàn bếp bằng gỗ nâu trầm. Bức tường bên cạnh được lắp đặt thêm kệ gỗ đơn giản, không có cánh tủ che vừa là nơi đặt bát đĩa, vừa có tác dụng trang trí cho căn phòng.
Hoài Thanh t/h
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/cach-bo-tri-nha-bep-thong-thoang-phu-hop-dien-tich-va-phong-thuy-a521621.html