Hãy bớt chút thời gian để lắng lại, nhìn ngắm thiên nhiên, cảm nhận sự thay đổi của thời tiết, lắng nghe tiếng gọi của nghệ thuật, học cách yêu chính bản thân mình. Đó mà là những việc bạn nên làm khi thanh xuân còn đang tươi thắm.
Điều thứ nhất: Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác
Đây là lời chia sẻ nổi tiếng của một cô y tá người Úc : Bronnie Ware ,là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết, Đây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi
Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”
Điều thứ 2: Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy
Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”
Điều thứ 3: Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc
Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.
Điều thứ 4: Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè
Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm.
Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.
Điều thứ 5: Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn
Ðiều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Ðến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.
Cho dù chúng ta là ai, cuộc sống thế nào, khi nhắm mắt xuôi tay có thể trong lòng ít nhiều mang những nuối tiếc. Hãy sống cho chính bạn, sống để yêu thương, để tận hưởng, để khi chết rồi sẽ không phải cảm thấy day dứt...
Điều thứ 6: Làm mình yêu thích
"Cuộc đời này quá ngắn ngủi!" – Đó chính là lời cảm thán mà người ta hay nói nhất vào những phút cuối cùng của đời mình.
Trên đường đời có rất nhiều ngã rẽ, mà cuộc sống lại quá ngắn ngủ. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm lối đi cho riêng mình, cũng đừng vì quan điểm của người khác mà ép bản thân phải đi lại con đường của họ.
Muốn yêu ai, hãy lấy hết can đảm theo đuổi người đó; muốn học chuyên ngành gì, đừng ngần ngại viết tên ngành đó lên giấy đăng ký nguyện vọng; muốn đi tới một chân trời mới, đừng lo sợ trước những rào cản về địa lý, văn hóa, kinh tế…
Cuộc đời giống như một chuyến du dành, bạn đã và đang tham gia vào chuyến hành trình ấy, không đi tới tận cùng chẳng phải là điều rất đáng tiếc hay sao?
Điều thứ 7: Thực hiện ước mơ của mình
Một giấc mơ, một khát vọng, một lý tưởng hoàn toàn không có giới hạn về thời gian. Nhưng nếu không được thực hiện, chúng sẽ chỉ trở thành những điều hư vô tồn tại trong hồi ức.
Muốn biến mơ ước thành sự thật, đừng ngần ngại đặt cho nó một giới hạn về thời gian và vận dụng tất cả nỗ lực của bản thân. Ngay cả khi giấc mơ ấy không thể thành hiện thực, ta cũng sẽ không tiếc nuối vì bản thân đã cố gắng hết sức.
Trải qua một đoạn đường dài mấy mươi năm, lúc quay đầu nhìn lại, không ít người mới nhận ra rằng bản thân còn quá nhiều khao khát, lý tưởng dang dở.
Đường đời vốn đã ngắn ngủi, nếu cứ sống vội, sống gấp, sống vì vật chất, vậy đó có thực sự là "cuộc sống" hay chỉ là những "cuộc đua" vô nghĩa?
Trúc Chi t/h
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/-dung-de-den-khi-chet-moi-nhan-ra-dieu-nay-a524157.html