Con cái ốm đau quanh năm tiền bạc đội nón ra đi vì đặt vật lên bàn thờ ngày tết

Con cái ốm đau quanh năm tiền bạc đội nón ra đi vì trót dại đặt vật lên bàn thờ ngày Tết - nhiều người mắc mà chẳng hề hay biết.

1, Không đặt trái cây giả

Nhiều người vẫn thường bảo người đã Cʜếƫ sao có thể ăn được nên bày quả giả cũng không sao. Nhưng quan niệm về tâm linh thường nói người khuất thường ‘ăn hương ăn hoa’, do vậy cúng trái cây, hoa tươi để họ cảm nhận được mùi thơm của hoa và quả.

Gia chủ bày quả giả chẳng khác nào ‘lừa dối’ tổ tiên, khiến bề trên không thể cảm nhận được lòng thành, thậm chí bị cho là bất kính.

tho-cung
 

2, Những loại hoa kiêng cúng trên bàn thờ

Chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội) cho biết, đã là hoa thơm thì hoa nào cũng dùng thắp hương được, cái quan trọng nhất đó chính là lòng thành kính. Tuy nhiên, theo quan niệm của người phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam, hoa ly, hoa loa lèn, hoa lay ơn là loại hoa ngoại lai không phải là hoa truyền thống, không nên dùng để thắp hương.

Một số loại hoa kiêng kỵ cúng khác:

- Hoa phong lan: Phong lan bền đẹp, được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.

- Hoa đại (sứ, chămpa): Loại hoa này tuy thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì theo tích Lào, nó liên quan chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.

- Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua): Hoa tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.

 

- Hoa nhài: Tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian, nhài là loại hoa không đứng đắn, nên không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên.

- Hoa cúc vạn thọ: Ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương khác không cúng trên ban thờ vì nhiều người cho rằng loại hoa này có mùi hôi.

Bên cạnh đó, không nên chọn những loại hoa có gai sắc nhiều sát khí, hoặc những loại hoa có mùi quá gắt, làm mất đi sự thanh tịnh, trang nghiêm trên bàn thờ.

3, Tiền giả

Ngày Tết, tuyệt đối đừng để tiền giả lên bàn thờ bởi nhẽ ra số tiền ấy phải được gia chủ hóa hết vào ngày 23 tháng Chạp rồi. Dân gian cho rằng nếu tiền vàng còn dư vào cuối năm mà không hóa hết thì sang năm mới sẽ khó khăn, ngưng trệ, tài lộc sa sút.

4, Cành vàng lá ngọc

Đi chùa ngày Tết, nhiều gia đình mang cành vàng lá ngọc từ chùa về như một cách ‘xin lộc’, sau đó sẽ mang lên bàn thờ nhà mình thờ cúng. Tuy nhiên đây là điều cấm kỵ bởi chùa chiền không chỉ là chỗ ở của các vị thần Phật mà còn là nơi các vong linh nương tựa nữa, biết đâu nó chẳng hề ban phước lành, tài lộc như bạn mong muốn mà còn rước thêm xui xẻo về nhà.

Nếu muốn giữ, tốt nhất gia chủ nên cất trong tủ kính hoặc cắm vào một chiếc lọ, để ở những nơi sạch sẽ, trang trọng trong nhà.

Bàn thờ gia tiên vốn là nơi linh thiêng cho nên bạn cần cẩn trọng trước khi đặt bất cứ vật gì trong đó. Hơn nữa, gia chủ cần chú ý dọn dẹp vệ sinh, không để hoa héo, quả thối trên bàn thờ kẻo làm ô uế chốn tâm linh, ảnh hưởng ҳấц đến cuộc sống gia đình…

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!

Ngọc Lê (TH)/Khoevadep

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-cai-om-dau-quanh-nam-tien-bac-doi-non-ra-di-vi-dat-vat-len-ban-tho-ngay-tet-a526844.html