Nắm giữ “thần dược” bách bệnh, lương y Lý Thị Mỹ Châu tiết lộ “hoa vàng” trên núi cao là mấu chốt cứu giúp bệnh nhân tiểu đường.
Lưu giữ và phát huy “tinh hoa” y dược từ ông cha
Lương y Lý Thị Mỹ Châu (ngụ xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) là truyền nhân thứ 5 của gia đình. Trước đó, cả bà ngoại, bà nội rồi đến mẹ chị là lương y Triệu Thị Chính cũng dành cả cuộc đời để đi tìm tòi, bốc thuốc cứu người.
Tuy phận nữ nhi tay yếu chân mềm nhưng bằng tình yêu, trí thông minh, lương y Châu đã sớm bộc lộ cái duyên với nghề thuốc bằng việc lặn lội theo mẹ đi hái thuốc từ rất nhỏ. Qua thời gian học hỏi, mài dũa cùng nắng gió chốn “rừng thiêng nước độc”, bàn tay lương y đến giờ đã phân biệt được hơn 1.000 cây thuốc khác nhau.
“Rừng rộng lớn như vậy, để tìm kiếm đúng lá thuốc không phải việc người bình thường có thể làm được. Trong suy nghĩ của mình, phải là người thực sự yêu thích nghề thì mới có thể gắn bó được với rừng”, lương y Châu chia sẻ.
Cắp giỏ đi hái thuốc từ tuổi 13, sau 2 năm lương y mới được mẹ tin tưởng truyền nghề với các dược liệu chữa các bệnh cảm cúm, ho, sốt của người dân trong làng. Để chế biến ra một thang thuốc chữa bệnh cứu người không phải là điều đơn giản với một thiếu nữ nhưng với cô gái này không có gì là không thể.
Lương y Lý Thị Mỹ Châu
Lương y Châu tâm sự: “Với thuốc nam, uống nhầm thuốc tuy không gây chết người hay tác dụng phụ nhưng như thế cái tâm của người thầy thuốc như tôi không cho phép mình làm thế. Mình đã là thầy thuốc thì phải làm điều tốt cho bệnh nhân. Người Dao làm thuốc trước hết để chữa bệnh trong dân tộc mình, sau là cho mọi người”.
Lương y Châu cũng cho biết, từ khâu lên rừng hái lá thuốc đến khi thành phẩm, đó là cả sự nỗ lực và tận tâm lớn của người thầy thuốc. Bao nhiêu tâm huyết, cố gắng và cả sự kiên trì dồn cả vào mỗi thang thuốc, bởi thế khâu nào cũng vô cùng quan trọng, không thể lơ là.
Bài thuốc chữa trị tiểu đường của lương y Châu được truyền lại từ những kiến thức tinh hoa về y dược của tổ tiên, cha ông mình. Nói về quá trình trở thành bà lang được nhiều người biết đến, vị lương y chia sẻ: “Để những người dưới xuôi tin những bài thuốc của người Dao “quần chẹt” không đơn giản chút nào. Những ngày đầu mang thuốc xuống xuôi bán, tôi và mẹ đã phải đi lang thang khắp chốn, giới thiệu từng toa thuốc. Thậm chí về giá cả, đôi khi chỉ cần bán được thuốc là cảm thấy vui mà không để ý đến lãi, lời. Hành trang lận đận đường dài, bữa đói bữa no, hôm nào bán được hết thuốc là mừng lắm”.
Lương y nghẹn ngào tâm sự kỷ niệm cùng mẹ xuống Bắc Ninh bán thuốc: “Mới đầu xuống, người ta thấy mình mặc đồ dân tộc nên không tin thuốc mình bán, sợ mình bán bùa, thuốc mê, thuốc giả nên ai nhìn cũng tránh xa. Sau này, một số người khỏi bệnh thì họ mới tin và tìm đến mình để mua thuốc, nhớ lại hồi đó gian nan vất vả lắm!”
“Hoa vàng” giữa chốn rừng thiêng
Theo lời lương y, người Dao có một kho tàng vô cùng quý giá với hơn 1.000 vị thuốc quý được cha ông sưu tầm hàng vài thế kỷ nay trên đỉnh núi Thánh Tản Viên. Có nhiều loài cây ven bìa rừng, dưới núi thấp, trên đỉnh cao…nhưng qua sự kiểm nghiệm của người Dao đều trở thành những vị thuốc quý, chữa được rất nhiều bệnh.
Lương y Châu đang đi rừng hái thuốc
Thuốc dành cho tiểu đường có tất cả 15 vị đều được hái tự nhiên trên rừng. Qua quá trình phơi khô, băm nhỏ và gói gém cẩn thận đã và đang là phương thuốc thần cứu giúp cho nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh quái ác này.
Mặc dù đã đến đời thứ 5, nhưng với bàn tay thần kỳ và kiến thức y học vững chãi, lương y Châu đã nghiên cứu thêm tạo hiệu quả tốt hơn cho người bệnh. Lương y Châu chia sẻ: “Thuốc nam rất lành, không như thuốc tây. Hầu hết bệnh nhân đến với mình đã có thời gian sử dụng thuốc tây dài nên đường ruột, gan hay đặc biệt là dạ dày đều ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, trong thang thuốc mình luôn bộ trở thêm các vị thuốc cho dạ dày để bệnh nhân tiếp nhận thuốc tốt hơn”.
Không ngừng cố gắng học hỏi, tiếp thu sáng tạo, lương y bật mí, có hàng ngàn người đã khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn chỉ trong vòng 3-7 tháng chỉ với vị thuốc độc đáo chỉ có chị nắm giữ, đó là trà “hoa vàng”. Giới thiệu thêm về loài hoa có cái tên đặc biệt này, chúng tôi được biết: Loài hoa nay chỉ mọc trên núi cao và sâu, rất khó kiếm, không có quanh năm mà chỉ đúng mùa thì hoa mới nở.
Nhất thiết phải đúng dịp tháng 9, tháng 10, trà hoa vàng mới có độ chín, khi đó kết hợp với phương thuốc gia truyền 5 đời họ Lý thì hiệu quả thuốc mới phát huy hết tác dụng. “Hoa vàng” mỗi năm nở một lần, lương y luôn cố gắng tự đi hái để đảm bảo chất lượng hoa tốt nhất. Vì lượng hoa hiếm, nên lương y luôn ưu tiên cho những người khó hợp thuốc nam sử dụng với mong muốn chữa dứt điểm bệnh tình cho mọi người.
“Lương y như từ mẫu, lúc nào trong tâm mình cũng khắc cốt ghi tâm điều này để làm sao làm được những điều tốt nhất cho bệnh nhân khi tìm đến mình”, lương y Châu trăn trở.
Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị tiểu đường của lương y Lý Thị Mỹ Châu, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0941.082.744
Hà Trần
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/hoa-vang-tren-nui-cao-co-vai-tro-gi-trong-bai-thuoc-dac-tri-tieu-duong-a542302.html