5 thói quen uống trà gây hại cho cơ thể

Nhiều người có thói quen thưởng trà tuy nhiên lại không biết cách uống trà của mình có đang đúng cách hay có vô tình gây hại sức khỏe.

Thói quen uống trà đặc

Thường, lượng Caffeine có trong trà đặc rất nhiều. Vậy nên khi uống trà đặc thường xuyên, rất dễ gây ra nhịp tim nhanh, tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bên cạnh đó, việc uống trà đặc có thể ảnh hưởng đến quá trình hập thu canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương.

Nhiều người thường có thói quen uống trà đặc

Uống trà khi còn quá nóng

Không phải lúc nào uống trà nóng cũng tốt. Nhất là ở nhiệt độ trên 65°C, ở nhiệt độ này có thể gây ung thư thực quản. Không những thế, khi uống trà quá nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản và khiến cổ họng, dạ dày bị kích thích có cảm giác bỏng rát. Bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác, gây khó chịu cho cơ thể.

Vậy nên, thay vì uống trà quá nóng, mọi người nên thay đổi thói quen, tập uống trà ấm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Uống trà mới hái

Những loại trà vừa mới hái thường chứa các chất có tác dụng phụ với cơ thể như polyphenol, andehit, chưa được oxy hóa hết rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, với những loại trà mới hái, nhất là trà hái chưa đến một tháng nên hạn chế uống.

Uống trà trước khi ngủ

Uống trà trước khi ngủ sẽ kích thích hệ thần kinh

Trước lúc đi ngủ, nếu uống trà thì sẽ rất khó ngủ. Bởi trong trà có các chất caffein, theophylline và các chất khác trong trà sẽ tác động kích thích lên hệ thần kinh trung ương của con người, khiến tinh thần con người hưng phấn. Có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, mất ngủ liên tục.

Uống trà khi no và đói

Một điều cần chú ý, dù thích đến mấy cũng không nên uống trà khi bụng đang đói hoặc no. Thực tế, uống trà khi đói rất dễ bị say trà gây cảm giác khó chịu, nôn nao, chóng mặt...Không những thế còn làm cho hoạt động của tuyến nước bọt suy giảm và làm nguyên nhân giảm quá trình hấp thu protein trong thức ăn. Còn uống trà khi no, trà sẽ pha loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh trong trà có hàm lượng axit oxalic. Axit oxalic sẽ phản ứng với sắt và protein trong thức ăn, ảnh hưởng đến quá hình hấp thụ 2 chất dinh dưỡng này.

Ngoài 5 lưu ý trên, khi uống trà cũng cần chú ý bỏ nước đầu, không nên uống. Vì trong quá trình trồng và chế biến trà có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu, bụi bẩn. Nên nước đầu chính là để rửa sạch trà, có rất nhiều tạp chất, chúng ta không nên uống.

Lê Gấm

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/5-thoi-quen-uong-tra-gay-hai-cho-co-the-a544185.html