Trẻ bị nhiễm độc chì từ đồ hộp
Bố mẹ đi làm xa nên gửi Tiểu Đinh (3 tuổi, ở Trung Quốc) cho ông bà nội. Vì thương cháu không được gần bố mẹ, nên bà nội rất cưng chiều cháu. Thời gian gần đây, Tiểu Đinh đặc biệt thích ăn hoa quả và cá hộp trong siêu thị, bà nội cho rằng hoa quả và cá cũng rất tốt cho cơ thể nên không nghĩ nhiều, mỗi ngày đều mua hai hộp lớn cho Tiểu Đinh.
Ăn được vài ngày, Tiểu Đinh liên tục nói bị đau bụng, nôn ói, uống thuốc cũng không thấy đỡ, thậm chí cô bé còn bắt đầu ho và sốt. Bà nội liền đưa Tiểu Đinh vào bệnh viện.
Kết quả chẩn đoán của bác sĩ khiến bà nội sửng sốt: Đồ hộp mà Tiểu Đinh ăn đã khiến cháu bà bị nhiễm độc chì, tổn thương thần kinh, chậm phát triển trí tuệ chậm hơn rất nhiều so với bạn bè cùng lứa tuổi.
Tác hại của nhiễm độc chì đối với sức khoẻ trẻ em
Khi trẻ bị nhiễm độc chì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em: có thể làm giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), mất thính giác và tổn thương các dây thần kinh. Chì cản trở quá trình chuyển hóa vitamin D, suy giảm phân bào, hạn chế sự phát triển của xương, răng. cản trở sự phát triển của xương, ức chế mọc răng, thoái hóa sụn xương, gây ra tình trạng mủn xương.
Những thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc chì, mẹ không nên cho trẻ ăn
1. Thực phẩm đóng hộp
Một nguồn tương đối phổ biến khác của chì là từ thức ăn được bán trong hộp. Cụ thể hơn, chì có thể rò rỉ vào các thực phẩm đóng hộp từ hộp đựng được làm bằng chất hàn chì.
Thêm vào đó, thực phẩm đóng hộp cũng có xu hướng chứa nhiều muối và đôi khi chúng còn bị nhiễm nhôm và kẽm, nếu hộp đựng của nó kém chất lượng.
2. Thực phẩm chiên rán
Trẻ nhỏ thường rất thích ăn những đồ chiên rán như khoai tây chiên, mì tôm khô... thậm chí nhiều cha mẹ còn mua một cách vô thức cho bé. Tuy nhiên, các mẹ không nên chiều con mà cho ăn nhiều loại thực phẩm này bởi chúng không tốt cho sức khỏe và trí não của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ăn nhiều thực phẩm này trẻ cũng dễ trở nên thiếu linh hoạt, phản ứng chậm chạp và tư duy kém đi rất nhiều.
3. Bắp rang bơ
Các dụng cụ kim loại chứa chì được sử dụng trong quá trình sản xuất bỏng ngô, và nhiệt độ trong quá trình này sẽ rất cao, và một phần chì sẽ nhân cơ hội dính vào bỏng ngô. Dù là lượng ít nhưng tiêu thụ bắp rang bơ trong thời gian dài hoặc quá nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ, cơ thể không đào thải được nhiều độc tố nên sẽ gây hại cho sức khỏe của cơ thể.
Không vậy, mà cả bao bì đựng cũng có thể gây hại cho trẻ. Trong nhựa tổng hợp chống dính để làm bao bì có chứa chất flour, khi đổ bắp nóng vào sẽ làm lớp nhựa giải phóng một lượng axit perfluorooctanoic, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư phổi.
M.Nguyệt (T/h)