Theo lời kể của ông bà, chiều hôm đó Violet (ở Mỹ) đang chơi ngoài sân cùng một đứa trẻ khác. Sau một lúc thì ông không nhìn thấy cả hai đứa đâu cả. Nghĩ là cháu sang nhà bạn chơi nên ông bà cũng không vội đi tìm. Mãi đến tối vẫn chưa thấy con cháu về, ông nội của bé gái mới đi qua nhà đứa trẻ chơi cùng Violet lúc chiều để hỏi thăm. Điều bất ngờ ông nhận được là câu trả lời cháu gái ông cả chiều nay không hề đến đây.
Tức thì, cả làng tỏa ra đi tìm cô bé, đồng thời cảnh sát cũng nhận được tin báo nên đã nhanh chóng đến điều tra. Nhân viền điều tra tức tốc đi tìm, họ lo sợ cô bé đã rời khỏi ngôi làng và đi về phía quốc lộ. Trong khi mọi người đang tìm kiếm xung quanh khu vực đường cái thì một nữ cảnh sát đã tìm ra cô bé và hét lớn: "'Violet ở đây'. Chạy đến nơi, ai cũng kinh hoàng khi thấy đứa trẻ nằm úp mặt ở dưới cái ao sâu chưa đến nửa mét".
Chị Katie Knox, mẹ của Violet, vội vàng hô hấp nhân tạo cho con trong khi chờ xe cứu thương. Sau đó, bác sĩ đến tiêm adrenaline cho bé gái và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Tây Suffolk. Tuy nhiên, tại đây, các bác sĩ thông báo cô bé đã ra đi. Nguyên nhân tử vong được ghi nhận là do đuối nước khô dẫn đến tim ngừng đập.
Đuối nước khô nguy hiểm như thế nào?
Đuối nước khô hay còn gọi chết đuối trên cạn là hiện tượng một người nào đó hút một lượng nước nhỏ bằng mũi hoặc miệng của họ, gây nên tình trạng co thắt đường thở hay tắc nghẽn đường thở.
Theo BS Nguyễn Ngọc Sáng - Phòng khám Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, đuối nước trên cạn xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước thì vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống.
Mặc dù 95% trẻ vẫn ổn sau khi vô tình trượt ngã xuống nước, sau đó mới biểu hiện các triệu chứng như: khó thở, cáu kỉnh, ho, đau ngực, mệt mỏi và buồn ngủ. Việc của các cha mẹ là theo dõi tình trạng sức khỏe của con và nếu nghi ngờ con bị đuối nước khô, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ.
Những cách đề phòng đuối nước khô
Theo các bác sĩ và chuyên gia, có thể ngăn ngừa chết đuối trên cạn bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp với nước, bao gồm:
- Luôn theo dõi con khi trẻ xuống nước hoặc chơi gần ao, hồ, bồn tắm...
- Chỉ cho trẻ bơi ở những khu vực có nhân viên cứu hộ.
- Nếu nhà có hồ bơi, nên lắp rào chắn xung quanh hồ bơi.
- Không để con bơi một mình.
- Chú ý an toàn khi đi thuyền: luôn đeo áo phao khi đi thuyền bất kể người lớn hay trẻ nhỏ.
- Cho con học bơi và các lớp học về an toàn dưới nước (trẻ trên 4 tuổi nên học bơi).
- Ngoài ra, phụ huynh và người chăm sóc trẻ nên biết cách hồi sức tim phổi (kết hợp ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng).
- Đối với trẻ lớn, hãy dạy con kiến thức về chết đuối trên cạn để con tự đề phòng rủi ro cũng như biết tự nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thông báo cho cha mẹ.
"Tai nạn có thể xảy ra với con bạn bất cứ lúc nào. Những trường hợp dẫn đến chết đuối trên cạn có thể xảy ra chỉ trong vài giây. Vì vậy, hãy chú ý trông chừng con cẩn thận", trang WebMD dẫn lời bác sĩ Fisher phó khoa nhi tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, Mỹ.
M.Nguyệt (T/h)