Chuyên gia đưa ra 2 nguyên tắc quý hơn vàng cha mẹ cần thuộc lòng khi dạy dỗ con cái

Nếu mẹ muốn con mình là một đứa bé ngoan ngoãn, biết cảm thông thấu hiểu và hòa đồng với người khác thì hãy tránh xa lỗi dạy con vô cùng tai hại này nhé.

Chiều con là hại con

Quá nuông chiều con lại là một trong những con đường khiến con trở nên xấu tính nhanh nhất. Ảnh minh họa

Việc quá chiều chuộng sẽ khiến bé nhận thấy mình đúng là trung tâm của mọi thứ và mọi nhu cầu đều được cha mẹ đáp ứng. Nếu tình trạng này được kéo dài, trẻ sẽ càng đòi hỏi nhiều thứ hơn. Cách dạy con sai lầm này còn tạo nên thói ăn vạ, làm phiền người khác.

Nếu bạn là người nuông chiều con và giờ đây muốn thay đổi hành vi của mình, thì không gì là quá trễ. Đã đến lúc kết hợp các kế hoạch sau cũng như đưa chúng vào lối sống hằng ngày để thay đổi dần mọi thứ:

Đặt ra quy tắc trong gia đình: Bạn cần phải cho trẻ biết những yêu cầu của bạn bằng cách cho bé biết những quy tắc cần thiết.

Cho con biết hậu quả: Để con tuân theo những quy tắc mà bạn đã đặt ra một cách hiệu quả, bạn cần phải cho con biết những trừng phạt và hậu quả của việc không nghe lời. Bạn có thể đưa ra một vài hình phạt đơn giản hay khó khăn tùy theo từng hành vi sai phạm của trẻ.

Hãy kiên định: Đây sẽ là thử thách với nhiều ba mẹ đặc biệt là khi họ đã quá dễ dãi với con của mình. Bạn nên kiên định trước những sai lầm của con nhưng vẫn yêu thương chúng. Hãy cho trẻ biết tầm quan trọng của việ4c nghe lời và luôn đưa ra các trừng phạt thích hợp khi bé sai phạm.

Phần thưởng: Khi trẻ nghe lời và thực hiện đúng, hãy thưởng cho con nhé. Việc này sẽ thúc đẩy trẻ có những hành vi đúng đắn hơn.

Không có gì sai khi bạn cho con mọi điều tốt nhất nhưng điều quan trọng là phải có giới hạn nhất định. Bạn cũng yêu cầu con khi bạn đáp ứng những mong muốn của con. Những điều trên giúp con có trách nhiệm hơn, vì chúng biết cần phải bỏ ra công sức mới có thể nhận được điều mình muốn.

Không được mủi lòng

Mẹ cần đưa ra những hình phạt nghiêm túc để bé có thể sửa sai. Ảnh minh họa

Tâm lý chung của cha mẹ là thường xót con. Chỉ cần thấy bé khóc nức nở hoặc trầy một vết trầy bé tí, nhiều mẹ đã bắt đầu mủi lòng và bỏ qua hết mọi “tội lỗi” của con. Một số trẻ rất biết được "điểm yếu" đó của mẹ và luôn đem nước mắt ra để “đe dọa” mẹ. 

Việc này khiến trẻ sẽ quen với sự bao bọc, chăm sóc của mẹ và từ đó luôn có tâm thế dựa vào người khác. Đương nhiên là khi lớn lên, những em bé này sẽ không thể tự lập tốt và biết cách vượt qua hoàn cảnh khó khăn như những bạn cùng trang lứa.

Chính vì thế, khi con mắc lỗi, điều người mẹ cần làm nhất đó chính là giải thích cho con hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề đồng thời yêu cầu bé không được lặp lại điều đó nữa.

Trong trường hợp con quá cứng đầυ hoặc vi phạm quá nhiều lần, mẹ cần đưa ra những hình phạt nghiêm túc để bé có thể sửa sai. Nếu cứ nhìn thấy con khóc lóc, mẹ lại mủi lòng bỏ qua thì trẻ sẽ không còn ý thức được hậu quả của những việc làm sai trái của mình, từ đó không biết tự nhận lỗi cũng như sửa đổi.

M.Nguyệt (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/chuyen-gia-dua-ra-2-nguyen-tac-quy-hon-vang-cha-me-can-thuoc-long-khi-day-do-con-cai-a546010.html