Những kiểu dạy con sai lầm của cha mẹ Việt khiến trẻ ngày càng yếu đuối

Cha mẹ nào cũng muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con mình. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại mắc lỗi trong quá trình nuôi dạy khiến trẻ trở nên yếu đuối, kém tự tin.

Chị N. (hiện đang sinh sống ở TP.HCM) vừa có một phen xấu hổi với bạn. Bạn bè lâu năm không gặp, rủ đi "hẹn hò", chị N. hí hửng dắt cậu con trai 5 tuổi đi cùng. Đến nơi, bé bẽn lẽn không dám chào ai, có được hỏi thì cũng cúi gằm mặt không dám trả lời, mặc cho bạn bè của mẹ động viên. Thấy con như vậy, chị N. xấu hổ. Suốt cả ngày hôm đó, chị cứ ngượng ngùng không hiểu sao con lại hành xử kém tự tin đến vậy. Giận con vì khiến mẹ mất mặt trước bao người mà chị N không biết rằng, thực ra chị nên biết nhìn lại cách dạy con của mình thì đúng hơn.

Không riêng gì chị N., nhiều cha mẹ khác cũng đang mắc những sai lầm trong cách dạy con khiến trẻ thiếu tự tin, lúc nào cũng khép nép sợ hãi.

Phục vụ, bao bọc con một cách mù quáng

Chuyện cha mẹ không chịu để cho con mình lớn, bao bọc con quá đà là căn bệnh trầm kha của xã hội ta.

Nhiều cha mẹ coi việc phục vụ hay làm hộ con một cách mù quáng này là một niềm vui, trách nhiệm hay đơn thuần là sự quan tâm hay bù đắp cho con, tuy nhiên điều này rất sai lầm.

Những đứa trẻ của chúng ta lớn lên trong môi trường như thế hoặc là những cây tầm gửi và cây leo, hoặc là những chiếc ly thủy tinh có thể rơi và vỡ nát bất kỳ lúc nào.

So sánh con với người khác

Khi con mắc lỗi hay chưa đạt điều cha mẹ mong muốn, là con nhà người ta sẽ trở thành hình tượng mẫu để trách móc con: bạn A rất ngoan trong khi con thì hư như vậy đấy, tại sao con không được như thế?...

Mục đích của việc so sánh là giúp cha mẹ giải tỏa nỗi thèm khát mong muốn như con nhà người ta, đồng thời để cho con nhìn hình tượng mà tự rút kinh nghiệm và học hỏi.

Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho biết cha mẹ không nên lặp lại sai lầm này. So sánh con mình với người khác sẽ làm giảm lòng tự trọng và giá trị bản thân của đứa trẻ. Nó cũng tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái, bởi trẻ thường cảm thấy bất an và mất niềm tin vào bạn. Thay vì cố nói những câu so sánh để trẻ chán nản và thất vọng, bạn hãy tập trung nói về vấn đề và tìm cách giúp trẻ cải thiện.

Dọa dẫm con

Con nhà người ta học được hoặc học giỏi cái gì thì mình cũng muốn, thậm chí bắt con mình làm được điều đó mà không quan tâm tới năng lực thực tế của con.

"Nếu con vẫn cứ khóc, mẹ sẽ đưa con cho người đàn ông kia và ông ta sẽ nhốt con đấy!", câu nói dọa dẫm này có thể khá hiệu quả, nhưng các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh không nên dùng cách này.

Thực tế, khi sợ hãi, trẻ không thể suy nghĩ chi tiết về hành vi của mình. Thay vào đó, trẻ sẽ rất lo lắng mỗi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ hay những người mà bố mẹ thường lôi ra để dọa nạt. Ngoài ra, do não bộ đã quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi, trẻ sẽ càng dễ cảm thấy sợ hãi hơn.

Con cái là "trang sức" của cha mẹ

Cha mẹ luôn suy nghĩ và lấy quyền làm cha mẹ của mình yêu cầu các con phải học giỏi, đạt nhiều thành tích để cha mẹ còn mang đi khoe người này, người kia. Biết bao đứa con đáng thương bị cha mẹ bắt tham gia vào các cuộc đua làm thiên tài từ bé và trong suốt quá trình học phổ thông của mình.

Thành tích, giải thưởng mà trẻ đạt được qua các cuộc thi có một vai trò rất lớn là làm cho cha mẹ thấy tự hào và để khoe, như là một thứ trang sức chính hiệu.

Nhật Hạ (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-kieu-day-con-sai-lam-cua-cha-me-viet-khien-tre-ngay-cang-yeu-duoi-a546460.html