(Người hỏi: Trần Nam, Nam Định)
Trả lời:
Cảm ơn Quý độc giả đã gửi câu hỏi đến Tòa soạn Phụ nữ & Pháp luật. Đối với các yêu cầu tư vấn của Quý độc giả, sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi có một số trao đổi như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Và tại Khoản 2 Điều 5 của Luật này có quy định về việc cấm các hành vi sau đây:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
…”
Theo đó, cản trở kết hôn là một trong những hành vi cấm của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, do đó, việc cha, mẹ của bạn gái bạn cản trở bạn và cô ấy kết hôn là vi phạm vào điều cấm nêu trên. Và mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì đối với hành vi cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Bên cạnh đó, tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực từ ngày 01/09/2020 thì hành vi cản trở kết hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt lên đến 5.000.000 đồng.
Tư vấn bởi Nguyễn Thị Sương – Công ty Luật FDVN
Hải Sơn
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/cha-me-co-duoc-can-tro-con-ket-hon-hay-khong-a546878.html