Con trai 2 tuổi chảy máu cam, mẹ làm 1 hành động sai lầm khiến con tử vong

Trong trường hợp chảy máu mũi do chấn thương, nếu làm hành động này, ngoài việc gây tắc đường thở còn có thể dẫn tới nhiễm trùng nội sọ.

Tiểu Cường (2 tuổi) là con một trong gia đình. Vào một ngày nọ, trong khi đang chơi đồ chơi ở nhà, cậu bé đột nhiên bị chảy máu cam. Cậu bé ngay lập tức chạy đến chỗ mẹ nhờ trợ giúp.

Người mẹ ngay khi nhìn thấy liền bắt cậu bé ngẩng cao đầu lên, bịt ngay 2 lỗ mũi bằng giấy vệ sinh để cầm máu. Một lúc sau đó, cậu bé bị choáng váng, tức ngực, bắt đầu thở gấp bằng miệng rồi ngã lăn ra đất.

Người mẹ hoảng hốt rút giấy vệ sinh trong mũi cậu bé ra và nhanh chóng gọi xe cấp cứu.  Sau khi kiểm tra, bác sĩ đau lòng nói với mẹ Tiểu Cường rằng: "Trong thời gian cậu bé chảy máu cam, mẹ đã sơ cứu không đúng cách và hậu quả là bé đã qua đời".

Tại sao chảy máu cam có thể dẫn đến cái chết của trẻ?

Bác sĩ giải thích, do mẹ cậu bé xử lý không đúng phương pháp. Nếu ngẩng đầu của cậu bé lên chỉ là mắt không nhìn thấy máu chảy ra ngoài, thực tế máu không hề ngừng chảy, mà nó sẽ tiếp tục chảy vào trong. Điều này khiến máu chảy ngược vào yết hầu và đi qua thực quản xuống đường tiêu hóa, gây nôn mửa, khó chịu, còn dễ xâm nhập vào khí quản và phổi, ngăn chặn việc tạo hơi thở và gây nên bi kịch đau lòng.

Vậy khi trẻ bị chảy máu cam, cần phải sơ cứu như thế nào cho đúng?

1. Chườm đá lạnh. Nếu con trẻ bị chảy máu cam chỉ có một lượng nhỏ, cha mẹ có thể lấy một túi nước đá hoặc khăn lạnh ướp lên trán và cổ. Hoặc đưa con xúc miệng bằng nước lạnh và nước đá để các mạch máu co lại, làm giảm lượng máu chảy.

Dùng lực bóp mạnh 2 cánh mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy. Ảnh minh họa

2. Ấn 2 cánh mũi. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy. 

Lưu ý: không ngả đầu bệnh nhân ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà phải đẩy ra ngoài ngay lập tức.

3. Không ngoáy mũi. Để ngăn chảy máu tái phát sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi, giữ đầu ở mức cao hơn tim và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu. Vậy nên, song song với việc áp bức mũi thì phải đặt trẻ ngồi sao cho đầu hơi cúi xuống về phía, sau đó nhổ máu trong miệng ra.

4. Đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng chảy máu cam vẫn không cầm được, trẻ lúc này da xanh xao, vã mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

Nhật Hạ (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/con-trai-2-tuoi-chay-mau-cam-me-lam-1-hanh-dong-sai-lam-khien-con-tu-vong-a547039.html