Nước tiểu màu vàng đậm: Thông thường, nước tiểu chúng ta có màu vàng nhạt. Với người bị bệnh, do ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa bilirubin, khiến bilirubin đi vào máu nhiều và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu nhiều hơn bình thường nên màu nước tiểu càng đậm. Màu nước tiểu càng vàng thì sự phá hủy tế bào gan càng nặng, nếu nước tiểu vừa vàng vừa nồng trong thời gian dài, rất có thể là dấu hiệu của bệnh gan.
Buồn nôn, thường xuyên nôn: Hãy nhớ, nôn và buồn nôn thường được coi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư gan. Chính vì thế, khi ngủ dậy cơ thể có dấu hiệu này thì bạn cần kiểm tra ngay.
Chảy máu chân răng: Bệnh nhân mắc bệnh gan thường thấy chảy máu lợi hoặc chảy máu mũi khi đánh răng, rửa mặt vào buổi sáng, đôi khi họ thấy vết máu dính trên thức ăn mà mình đã cắn. Hiện tượng chảy máu này đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân viêm gan mãn tính, tình trạng chảy máu ở những bệnh nhân viêm gan nặng lại càng nghiêm trọng hơn.
Hơi thở mùi hôi nặng: Hôi miệng sau khi thức dậy vào buổi sáng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy chức nang gan của bạn đang gặp vấn đề. Điều này do chức năng gan bị suy giảm, chất độc trong cơ thể không được chuyển hóa bình thường. Vào thời điểm này, hàm lượng amoniac trong máu tăng lên, khiến bạn gặp vấn đề về hôi miệng.
Đắng miệng, khô miệng: Một số người không kiểm soát được chế độ ăn uống, cộng thêm việc thường xuyên thức khuya, ít nhiều gan sẽ bị ảnh hưởng. Gan nóng sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, đắng miệng và bạn cảm thấy điều này rõ rệt hơn vào buổi sáng sớm khi thức dậy. Nếu xuất hiện tình trạng này bạn phải cảnh giác bị bệnh gan, còn nếu không có biểu hiện này, điều đó có nghĩa là gan của bạn đang trong trạng thái khỏe mạnh.
Mắt cá chân bị phù: Phù gan khác với phù thận, phù thường xuất hiện ở mắt cá chân và thường không có phù ở mặt và chi trên. Nếu buổi sáng sớm thức dậy xuất hiện phù thì có nghĩa là bệnh gan của bạn đã rất nặng, cần đi khám ngay.
Bị đau bụng trên bên phải: Gan bị bệnh sẽ sưng to và tăng sức căng của nang gan, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng trên bên phải khi vùng gan bị co kéo. Mức độ đau khác nhau, một số bệnh nhân bị viêm gan có cảm giác đau toàn thân, đau âm ỉ hoặc đau giống như khi châm cứu, nặng hơn khi hoạt động và thay đổi theo thời gian. Đôi khi cơn đau giảm bớt khi nằm nghiêng về bên trái và đau nặng hơn khi thức dậy vào buổi sáng.
Một số điều cần biết về ung thư gan:
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Gan được chia thành thùy và hoạt động như một bộ lọc, làm sạch máu và thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Gan cũng hỗ trợ hoạt động của mật, giúp tiêu hóa chất béo, tăng khả năng hấp thụ protein của cơ thể, dự trữ glycogen (đường) và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Bệnh ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Ung thư gan có thể được phân loại theo hai cách: sơ cấp (ung thư bắt đầu trong mô gan) hoặc thứ cấp (ung thư lây lan đến gan sau khi bắt đầu ở một số vị trí khác).
Các giai đoạn của ung thư gan:
Một trong những mối quan tâm lớn nhất về bệnh ung thư là liệu ung thư đã lan (di căn) ngoài vị trí ban đầu hay chưa. Việc chẩn đoán ung thư gan được chia thành các giai đoạn đánh số từ I đến IV theo mức độ lan rộng của bệnh. Ung thư cũng được phân loại theo cách chúng có thể được điều trị, nghĩa là, cho dù nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật.
Giai đoạn ung thư gan bao gồm:
Giai đoạn I: Một khối u được tìm thấy trong gan.
Giai đoạn II: Một khối u được tìm thấy, nhưng nó đã lan rộng đến các mạch máu, hoặc có nhiều một khối u, các khối u đều nhỏ hơn 5cm.
Giai đoạn III: Trong giai đoạn III ung thư gan, có nhiều hơn một khối u lớn hơn 5cm, hoặc ung thư đã di chuyển ra ngoài gan để mạch máu, cơ quan khác, hoặc đến các hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các địa điểm khác trong cơ thể, chẳng hạn như phổi hay xương, cũng như các mạch máu hoặc các hạch bạch huyết.
Ung thư gan cũng có thể được phân loại là tái phát. Ung thư gan tái phát có thể trở lại trong gan hoặc bất cứ nơi nào khác trong cơ thể.
Phương pháp điều trị ung thư gan:
Ung thư gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng một hoặc nhiều trong ba phương pháp: Phẫu thuật, Hóa trị liệu và phóng xạ.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều trị và tiên lượng bệnh (cơ hội phục hồi) cho một người bị ung thư gan bao gồm: Sức khỏe của người bệnh, khả năng hoạt động của gan, các giai đoạn của ung thư...
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/thay-7-dau-hieu-nay-sau-khi-ngu-day-di-kham-ngay-keo-ung-thu-gan-a548719.html