Căn bệnh ung thu vòm họng: Chảy máu cam và những dấu hiệu đặc biệt bị nhiều người xem nhẹ

Sau hơn một năm thực hiện hóa trị và xạ trị, bệnh ung thư vòm họng của A Nghĩa đã di căn sang gan.

"Anh vẫn còn trẻ, chúng ta nhất định sẽ vượt qua", A Nghĩa chỉ có thể nằm trên giường và an ủi người vợ trẻ của anh như vậy.

A Nghĩa, 33 tuổi, sống cùng vợ và con gái tại Ân Thi Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Tuy gia đình anh không quá giàu có nhưng cũng được xem là đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Không ngờ rằng bi kịch đột nhiên ập đến gia đình A Nghĩa.

Đầu tháng 7/2019, khi sáng thức dậy A Nghĩa bỗng thấy máu mũi chảy ra. Lúc đầu anh nghĩ là chảy máu cam do nóng nhưng sau nhiều ngày uống thuốc thì tình trạng không thuyên giảm. Ngoài ra, A Nghĩa còn cảm thấy có u cục ở cổ, cuối cùng anh mới quyết định đến viện gần nhà khám.

Chủ quan cho rằng chỉ bị chảy máu cam bình thường, đến khi A Nghĩa đi khám thì đã ung thư vòm họng giai đoạn IV. Ảnh minh họa

Sau khi chụp CT vùng cổ, bác sĩ kết luận vòm họng trái bị tổn thương, hai bên cổ nổi nhiều hạch, nghi bị ung thu vòm họng và khuyên A Nghĩa chuyển viện để điều trị.

Sau khi được chuyển đến bệnh viện Trung ương Ân Thi, A Nghĩa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô vòm họng không biệt hóa giai đoạn IV.

Từ lúc nhập viện cho đến nay, A Nghĩa đã trải qua 6 đợt hóa trị mệt mỏi mà một người độ tuổi trung niên khỏe mạnh cũng khó có thể chịu nổi sự hành hạ của những đợt trị liệu đó.

Trong hai tuần đầu tiên, người đàn ông cao 1m72 này đã giảm từ 65kg xuống còn 57kg, luôn cảm thấy buồn nôn, nôn, tróc da tay, chóng mặt và gần như không thể ngủ mỗi ngày.

Trong 4 tháng hóa trị tiếp theo, người vợ trẻ ở bên và chưa bao giờ nói từ "mệt". May mắn thay, bệnh tình của A Nghĩa đã có cải thiện đáng kể sau những đợt hóa trị.

Tuy nhiên, trong chu kỳ hóa trị thứ 6, A Nghĩa bị sốt cao và suy giảm tiểu cầu độ 3 nên quá trình hóa trị bị gián đoạn và phải chuyển sang sử dụng thuốc cùng các liệu pháp miễn dịch.

Đến tháng 3/2020, bác sĩ đã triển khai phương pháp xạ trị giảm nhẹ kết hợp đồng thời sử dụng thuốc và các liệu pháp miễn dịch.

Trong quá trình xạ trị, các triệu chứng của A Nghĩa không khả quan, bạch cầu và tiểu cầu tiếp tục giảm, bác sĩ quyết định tạm ngưng việc dùng thuốc và tiến hành điều trị hỗ trợ tế bào máu.

Kể từ khi kết thúc xạ trị vào cuối tháng 4, A Nghĩa vẫn còn rõ các triệu chứng đau họng và chán ăn. Đến tháng 7/2020, kết quả chụp CT vùng bụng của A Nghĩa cho thấy xuất hiện thương tổn ở gan.

Giáo sư Lý Hiểu Tùng của bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sau khi xem xét sự tái phát của ung thư biểu mô vòm họng có di căn gan sau xạ trị và hóa trị, đã khuyến nghị tiến hành thực hiện hóa trị TP.

Hiện tại, A Nghĩa vẫn đang trong quá trình điều trị với hi vọng một ngày sẽ lại có thể trở thành chỗ dữa vững chắc cho vợ con.

A Nghĩa hiện vẫn đang kiên trì điều trị căn bệnh ung thư vòm họng quái ác. Ảnh minh họa

Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào?

Ung thư biểu mô vòm họng là một khối u ác tính xuất hiện trong khoang mũi họng, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể liên quan tới yếu tố di truyền, thói quen ăn uống, nhiễm virus Epstein-Barr, hút thuốc và nghiện rượu, tiếp xúc với formaldehyde...

Tỷ lệ người bị mắc ung thư vòm cao

- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư biểu mô vòm họng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh có liên quan tới gia đình, chiếm 40%.

- Những người có thói quen ăn uống kém

Các loại thực phẩm như cá muối, thịt chế biến sẵn, đồ ngâm chua... có tỷ lệ gây ung thư cao. Đặc biệt là đồ chua thường sẽ sản sinh ra một lượng lớn nitrit, chất độc này sau khi vào cơ thể sẽ tạo thành nitrosamine, gây ra ung thư.

- Hút thuốc lâu năm

Nicotine và nhựa thuốc lá có trong thuốc lá có tác dụng gây ung thư mạnh. Người hút thuốc lá lâu ngày dễ bị ung thư tế bào biểu mô vòm họng và gây ung thư vòm họng.

- Người làm việc trong môi trường dễ phơi nhiễm

Tiếp xúc lâu dài với dăm gỗ, bụi, khói dầu và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

- Người bị nhiễm virus EB

Virus Epstein-Barr là một loại virus herpes ở người phổ biến, có thể nhân lên trong các tế bào biểu mô ở họng và gây nhiễm trùng toàn thân. Virus Epstein-Barr có thể tiềm ẩn trong các mô bạch huyết của người rất lâu, một khi khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, virus Epstein-Barr sẽ kích hoạt và gây nhiễm trùng.

3 dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng

Nhiều người có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm họng ở giai đoạn đầu của ung thư vòm họng nên hầu hết mọi người đều chọn cách bỏ qua. Do đó, bạn nên chú ý đến các triệu chứng ban đầu sau:

Chảy máu mũi là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng. Ảnh minh họa

- Chảy máu mũi: Thường xuất hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng, máu mũi sẽ chảy ra sau khi thở, nhìn chung lượng máu sẽ không nhiều. Triệu chứng này rất dễ bị mọi người bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm thành các bệnh khác, đây thực chất là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư biểu mô vòm họng giai đoạn đầu.

- Ù tai và giảm thính lực: Khi ung thư vòm họng xuất hiện ở thành bên của vòm họng hoặc miệng vòi Eustachian, khối u sẽ đè lên vòi Eustachian làm ảnh hưởng đến thính giác một bên gây ù tai, giảm thính lực.

- Đau đầu: Bệnh về vòm họng có thể xâm lấn vào xương, dây thần kinh, mạch máu… của nền sọ gây nên chứng đau nửa đầu dai dẳng. Nói chung, nó xuất hiện trên đỉnh đầu và nhiều phần khác của đầu.

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/can-benh-ung-thu-vom-hong-chay-mau-cam-va-nhung-dau-hieu-dac-biet-bi-nhieu-nguoi-xem-nhe-a550449.html