5 bí quyết giúp bạn đàm phán lương thành công

Không có một cuộc trao đổi đàm phán lương nào lại dễ dàng, nhất là với những giây phút ngắn ngủi trong một buổi phỏng vấn. Khi đàm phán lương, một trong những nguyên tắc cơ bản bạn nên lưu ý đó là hãy để nhà tuyển dụng đặt vấn đề trước tiên.

Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một mức lương nhất định, căn cứ vào đó bạn phần nào đoán biết được mình có “giá trị” như thế nào trong mắt họ. Tiếp đó, sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức đàm phán lương hiệu quả hơn.

Dưới đây là 5 bí quyết để bạn vận dụng trong các buổi đàm phán lương, bạn tham khảo nhé.

Tìm hiểu trước mức lương cơ bản của công ty

Người xưa có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Việc tìm hiểu trước công ty, mức lương cơ bản công ty trả cho vị trí ứng tuyển là một trong những việc quan trọng nếu muốn có được một cuộc đàm phán lương thành công khi tìm việc làm 24h tại TPHCM, Hà Nội hay nhiều nơi khác.

Nếu như bạn nắm được những con số cơ bản đó thì cuộc đàm phán lương sẽ trở nên thuận lợi và bạn dễ dàng dành được sự chủ động dẫu nhà tuyển dụng có yêu cầu bạn đưa ra mức lương mong muốn.

Kiên nhẫn đợi nhà tuyển dụng đề cập đến vấn đề lương trước

Mặc dù đã đến cuối buổi phỏng vấn, mọi dấu hiệu đều cho thấy nhà tuyển dụng rất hài lòng về bạn thì bạn vẫn nên kiên nhẫn đợi họ đề cập đến vấn đề lương trước. Đây luôn là một vấn đề nhạy cảm, nó có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn thất bại khi phỏng vấn. Kể cả khi nhà tuyển dụng gợi ý để bạn đưa ra một con số, bạn cũng nên khéo léo dành quyền này cho họ. Bởi trong một cuộc đàm phán, khi một con số được đưa ra thì mọi vấn đề sẽ chỉ xoay quanh con số đó.

 

 

Tuy nhiên khi bạn không thể từ chối được yêu cầu nhà tuyển dụng thì bạn cũng không nên đưa ra một con số cụ thể. Điều này là cần thiết vì bạn sẽ dễ đàm phán lương hơn khi họ không biết chính xác mức lương trước đây và mức lương mong muốn của bạn.

Chưa nên đồng ý với mức lương đề nghị đầu tiên

Đàm phán, thỏa thuận sẽ kết thúc ngay nếu như bạn đồng ý ngay lập tức con số mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn sẽ mất đi cơ hội để gia tăng quyền lợi, để xem xét lại nội dung công việc cũng như yêu cầu khác với nhà tuyển dụng. Bởi vậy, dù mức lương có thể làm thỏa mãn mong muốn của bạn thì bạn vẫn có tới 24 giờ hoặc hơn nữa để xem xét đề nghị của công ty.

Hãy dành thời gian đó để suy nghĩ kỹ lưỡng nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho bạn và cho công việc của bạn. Và khi đã đồng ý với những thỏa thuận thì điều bạn cần cũng là sự xác nhận chính thức từ phía công ty bằng văn bản thông qua email cụ thể.

Luyện tập trước

Bạn đã thể hiện rất tốt trong suốt buổi phỏng vấn, nhưng đến phần đàm phán lương, bạn luống cuống và không biết phải bắt đầu như thế nào. Điều này xảy ra ở rất nhiều ứng viên kể cả ứng viên có kinh nghiệm. Bởi vậy, luyện tập trước, thực hành những tình huống cụ thể là điều vô cùng cần thiết đối với mọi ứng viên.

 

Thực hành từ cảm xúc tới kỹ năng, từ câu hỏi tình huống đến cách đưa ra những luận điểm thuyết phục nhất. Tạo ra không khí gần gũi để thấy rằng bạn hiểu công ty, cùng đứng về phía công ty để đưa ra con số đảm bảo sự hài lòng cho cả đôi bên; tạo ra sự tự tin nhất định để nhà tuyển dụng hiểu rõ giá trị của bạn; đưa ra những đề nghị phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng… Đó là những kĩ năng cần thuyết mà nhất thiết bạn nên luyện tập trước.

Bạn có thể tự viết ra kịch bản, nhờ người thân, bạn bè, đồng nghiệp để thực hành hoặc tự đứng trước gương hoặc quay video để quan sát mình cũng như luyện tập những tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn, nhất là những tình huống, những câu hỏi xảy ra trong đàm phán lương.

Không quên các khoản lợi ích và đặc quyền kèm theo khác

Bên cạnh lương, bạn cũng không nên quên các khoản phụ cấp và những lợi ích khác kèm theo. Bạn nên xem xét tổng thể các quyền lợi trước khi đưa ra quyết định. Có thể mức lương chưa đạt như bạn mong muốn nhưng những quyền lợi khác lại giúp bạn có tổng thu nhập hấp dẫn. Vì vậy bạn hoàn toàn nên đặt các khoản lợi ích này trong quá trình đàm phán lương để tăng thêm thu nhập cho mình.

 

Đàm phán lương luôn là phần quan trọng trong buổi phỏng vấn. Bởi dù bạn có thể hiện tốt như thế nào nhưng đến phần đàm phán lương thất bại thì bạn cũng đã có buổi phỏng vấn không thành công. Khẳng định bản thân mình, biết chắc về mức lương mình mong muốn và vận dụng linh hoạt 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được buổi đàm phán lương thành công.

                                                                                                  Nguyễn Lý

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/5-bi-quyet-giup-ban-dam-phan-luong-thanh-cong-a550853.html