Không phải Phật Tổ đây mới là kẻ đánh gãy gậy Như ý của Tôn Ngộ Không

Sở dĩ Tôn Ngộ Không có thể chọc trời khuấy nước, náo loạn thiên địa cũng một phần là nhờ có gậy Như ý.

Trong Tây du ký, gậy Như ý xuất hiện trong chương thứ 3. Khi đó Tôn Ngộ Không xuống dưới thủy cung của Đông hải long vương Ngao Quảng để tìm kiếm một thứ vũ khí phù hợp với sức mạnh của Ngộ Không. Sau khi tất cả mọi thứ khí thần thông như kiếm, giáo và kích nặng hàng ngàn cân không thể làm thỏa mãn Hầu vương.

Thấy vậy, Đông hải long vương vốn định chỉ cho Hầu vương thấy thần châm quá nặng, thấy khó mà lui. Nào ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành gậy Như ý cho Ngộ Không tùy ý sử dụng. Với vũ khí mới này, Tôn Ngộ Không tung hoành ngang dọc, thậm chí còn đại náo thiên cung, khiến cho thiên đình trời nghiêng đất ngả.

Nói về gậy Như ý trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Thái Thượng Lão Quân 9 lần nấu luyện. Gậy Như ý có tên đầy đủ là Như ý kim cô bổng (Kim cô bổng), nhũ danh là Linh dương bổng, biệt danh là Định hải thần châm.

Gọi là gậy Như ý, chính là hàm ý tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người.

Gậy Như ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ: “Như ý kim cô bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân”. Những dòng chữ cho thấy rằng cây gậy này tuân theo lệnh của chủ nhân sở hữu nó, có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.

Nhờ có gậy Như ý Tôn Ngộ Không từng đại náo Long cung, sửa sổ sinh tử - đại náo Địa phủ và đỉnh điểm là đại náo Thiên đình. Trong cuộc đại náo Thiên đình Ngộ Không đã liên tiếp đánh lui 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Na Tra khi đó Tôn Ngộ Không đã ngông cuồng muốn thay thế Ngọc Hoàng làm chủ tam giới nếu không có Phật Tổ Như Lai can thiệp suýt nữa Tôn Ngộ Không đã phá nát Thiên Cung.

Tôn Ngộ Không là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây du ký.

 

Tuy nhiên, khi đấu với Phật Tổ Tôn Ngộ Không đã không dùng gây Như ý đánh nhau với ngài, mà chỉ đánh cược với Phật Tổ, sau đó Tôn Ngộ Không dù trổ hết bản lĩnh không thể nhảy ra khỏi bàn tay của Phật Tổ, nhưng đã thua cược, Tôn Ngộ Không liền dùng Cân đẩu vân để chạy trốn. Nhưng kết cục vẫn không thoát khỏi bàn tay Như Lại, bị đày dưới núi Ngũ Hành 500 năm.

Có thể thấy trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân thì không có chi tiết nào nói Tôn Ngộ Không bị đánh gãy gậy Như ý, nhưng trong phim Tây du ký: Mối tình ngoại truyện, thì có đoạn gậy Như ý của Tôn Ngộ Không đấu với kiếm của Hư Không công tử và bị gãy vụn.

 

Hư Không công tử trong Tây du ký: Mối tình ngoại truyện.

Năm 2013, Châu Tinh Trì cho ra mắt Tây du ký: Mối tình ngoại truyện. Đây không phải là bộ phim đầu tiên vua hài Hong Kong làm đạo diễn nhưng là bộ phim gây chú ý nhất của anh vì đã sử dụng một câu chuyện quen thuộc với khán giả là Tây du ký.

Tuy dựa vào cuộc hành trình dài đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng trong cuốn Tây du ký của tác giả Ngô Thừa Ân nhưng dưới ngòi bút của Châu Tinh Trì, Tây du ký: Mối tình ngoại truyện là một mẩu truyện hoàn toàn mới theo lối hài hước riêng tạo cho người theo dõi nhiều cảm xúc khác nhau.

Trong phim Tây du ký: Mối tình ngoại truyện Tôn Ngộ Không là một đại yêu quái mà pháp sư hàng yêu nào cũng muốn bắt được. Trong đó Hư Không công tử, một khâu ma nhân (người hàng yêu) mạnh nhất bấy giờ, đã giao đấu với Tôn Ngộ Không, dù đã làm cho gây Như ý của Ngộ Không gãy vụn, nhưng vị Hư Không công tử cuối cùng vẫn bị Tôn Ngô Không tiêu diệt.

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/khong-phai-phat-to-day-moi-la-ke-danh-gay-gay-nhu-y-cua-ton-ngo-khong-a550932.html