Thịt lợn là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở miền đông Châu Á. Đây là một loại thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo khác nhau. Chính vì thế, thịt lợn có nhiều lợi ích liên quan đến vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:
Thiamine: Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Kẽm: Một khoáng chất quan trọng, có nhiều trong thịt lợn, kẽm rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và hệ miễn dịch.
Vitamin B12: Hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 rất quan trọng đối với sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh.
Vitamin B6: Vitamin B6 quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào máu đỏ.
Thịt lợn tốt là vậy nhưng nếu kết hợp sai cách dễ sinh ra độc tố. Dưới đây là 6 thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn cùng thịt lợn:
Chim cút, chim bồ câu: Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Không ăn gan lợn cùng đậu phụ (đậu hũ): Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Thịt trâu, thịt bò: Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, thịt lợn cũng được khuyên không nấu chung với thịt trâu vì lâu dài dễ gây chứng sán dây, sán xơ mít. Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng từng loại để dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng cũng như mùi vị hơn.
Đậu tương: Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho, nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Gan dê: Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Chưa kể theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Óc, tủy lợn kỵ muối - rượu: Không nên nêm muối, vào món óc, tủy lợn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của đàn ông. Do đó, khi làm món óc chần, bạn nhớ không thêm muối mà thay bằng gia vị khác.
Tương tự như với muối, óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của nam giới. Do vậy, không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/6-thuc-pham-la-ke-thu-cua-thit-lon-cho-an-chung-keo-ruoc-doc-vao-than-a551185.html