Đi ngủ sớm chưa hẳn đã tốt: Đây là cách tính thời điểm hoàn hảo để bạn đi ngủ và thức dậy

Khoảng thời gian khi chúng ta ở trong "cõi mộng" rất quan trọng đối với não bộ, giúp hồi phục sức khỏe và thậm chí là nhan sắc.

tai-xuong-1617333064.jpeg
Ảnh minh hoạ

Chúng ta dành một phần 3 cuộc đời để ngủ hoặc cố gắng chìm vào giấ ngủ. Mặc dù vậy, số liệu thống kê cho thấy 1/3 số người trưởng thành tại Mỹ không ngủ đủ giấc.

Đáng nói, khoảng thời gian khi chúng ta ở trong "cõi mộng" rất quan trọng đối với não bộ, giúp phục hồi sức khoẻ và thậm chí là vẻ đẹp của chúng ta. Vấn đề này có thể dễ dàng giải quyết nếu chúng ta chỉ đi ngủ vào một khung giờ nhất định.

Bắt đầu với việc chọn thời điểm thức dậy

Để tìm ra lịch trình giấc ngủ tốt nhất, bạn cần quyết định thời gian bạn muốn thức dậy. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa việc thức dậy vào sáng sớm hay ngủ nướng đến tận chiều muộn. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nếu muốn thức dậy một cách sảng khoái và thư thái, bạn cần đặt báo thức vào cùng một thời điểm, 7 ngày một tuần.

Biết bạn cần bao nhiêu thời gian cho giấc ngủ

Thời lượng giấc ngủ cần thiết luôn thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta. Khi còn bé, chúng ta phải ngủ đến 14 tiếng, nhưng ở độ tuổi 20-40, chúng ta chỉ cần ngủ khoảng 7-9 tiếng. Hãy để ý kỹ việc bạn cần ngủ trong bao lâu trước khi thức dậy một cách hoàn toàn tỉnh táo và khoẻ khoắn, từ đó tìm ra thời lượng giấc ngủ phù hợp.

Tính toán thời gian đi ngủ

Khi bạn biết mình sẽ thức dậy lúc mấy giờ và cần ngủ đủ bao nhiêu tiếng, bạn sẽ có công thức hoàn hảo để xác định thời điểm lên giường đi ngủ. Nếu bạn tuân thủ lịch trình này, cơ thể bạn sẽ tự nhiên cảm thấy buồn ngủ vào thời điểm cần thiết và bạn sẽ có thể thức dậy một cách dễ dàng. Giả sử rằng, dựa trên độ tuổi và kinh nghiệm của mình, bạn biết mình cần ngủ đủ khoảng 7 tiếng và bạn quyết định rằng mình sẽ thức dậy vào lúc 8 giờ sáng mỗi ngày. Trong tình huống này, bạn sẽ phải đi ngủ lúc 1 giờ sáng. Nhưng nếu bạn quyết định thay đổi lịch trình của mình và thức dậy lúc 6 giờ sáng, thì kể từ thời điểm đó, bạn cần phải lên giường lúc 11 giờ tối hàng ngày.

Chúng ta thường tin rằng mọi người cần phải đi ngủ vào khoảng 10 giờ tối để có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Nhưng nghiên cứu gần đây của Harvard đã chứng minh điều này sai. Các nhà khoa học nói rằng ngay cả những con cú đêm cũng có thể hoạt động tốt vào ban ngày, miễn là chúng có giờ ngủ đầy đặn. Vì vậy, nếu bạn đi ngủ lúc 3 giờ sáng, điều đó cũng tốt, miễn là bạn luôn ngủ đủ giấc.

Giữ một lịch trình ngủ nhất quán là chìa khoá

Điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình là đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Nó không chỉ giúp bạn dễ ngủ hơn mà còn giúp bạn thông minh hơn và hạnh phúc hơn. Mặt khác, ngủ không đủ giấc vào các ngày trong tuần và ngủ bù vào cuối tuần sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì và sức khoẻ tim mạch kém.

Đi ngủ muộn cần vệ sinh giấc ngủ nhiều hơn

Bên cạnh ngủ đủ giấc, điều quan trọng vẫn là chăm sóc vệ sinh giấc ngủ của bạn, chẳng hạn như không xem một bộ phim hấp dẫn trước khi đi ngủ, không đi ngủ khi đói, hoặc không ngủ trong một môi trường sáng sủa, ồn ào. Thực hiện những việc đơn giản, chẳng hạn như tắt tiếng smartphone và sử dụng rèm cản sáng, cũng có thể cải thiện đáng kể ngoại hình của bạn sau khi thức dậy.

Hong Nhung (T/h)

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/di-ngu-som-chua-han-da-tot-day-la-cach-tinh-thoi-diem-hoan-hao-de-ban-di-ngu-va-thuc-day-a552614.html