BĐS nhận “cú đánh bồi” từ ngành thép
Từ những ngày đầu tháng 5, giá thép trong nước đã liên tục điều chỉnh với nhiều đợt tăng giá và chạm ngưỡng kỷ lục 17.000 đồng/kg, tăng lên đến 40-50% so với quý 4/2020. Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất thép tăng tích trữ quặng sắt và tình trạng đầu cơ trên thị trường hàng hóa các nước…
Đứng trước động thái kiểm soát lại thị trường thép trong nước từ Trung Quốc, giá nguyên liệu thép là quặng sắt đã đảo chiều giảm gần 10% chỉ vài ngày sau khi xác lập mức đỉnh lịch sử. Nói về kịch bản từ nay đến cuối năm, các chuyên gia đánh giá, với nhu cầu phục hồi sau Covid, các hoạt động sản xuất công nghiệp chế tạo chế biến, xây dựng, BĐS sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép sẽ tiếp tục gia tăng nên giá thép được dự báo vẫn sẽ giữ mức cao.
Cụ thể, trong hoạt động xây dựng, chi phí thép đầu vào chiếm khoảng 10-15% giá trị toàn công trình tùy theo tiêu chuẩn hoàn thiện của từng dự án. Qua đó có thể thấy, thép là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng.
Với tốc độ tăng giá thép 40-50% như thời gian qua, nhiều chuyên gia thậm chí còn dự đoán về một kịch bản xấu là các nhà thầu xây dựng lẫn các nhà đầu tư cả nước có thể đứng trước nguy cơ “vỡ trận” khi vẫn phải tiếp tục thi công theo tiến độ với khách hàng vừa gánh chịu trượt giá nếu phần thương lượng giá không khả quan.
“Việc tăng giá thép trong thời gian vừa qua sẽ là “giọt nước tràn ly” đánh thêm vào thị trường BĐS vốn đã gặp khó khăn trong những năm vừa qua khi vừa thiếu hụt dự án mới, “nghẽn” pháp lý vừa phải ngưng triển khai do dịch Covid”, ông Nguyễn Thanh Quyền – Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group đánh giá.
Theo đó, nhiều chuyên gia đánh giá, tác động của ngành thép nói riêng về lâu dài cộng thêm bối cảnh thiếu hụt nguồn cung, giá trị đầu vào tăng, giá thành đầu ra cuối cùng của tất cả phân khúc BĐS đều có thể tăng thêm từ 10-20%.
Nhà đầu tư dồn tiền về dự án BĐS có sẵn, tiềm năng tăng trưởng cao
Trước tình hình thị trường nhiều biến động này, dòng vốn đầu tư BĐS cũng có sự dịch chuyển tương ứng của giới địa ốc. Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm tại thị trường đã bắt đầu rục rịch tìm kiếm những dự án BĐS tiềm năng để làm kênh “trú ẩn” cho dòng tiền giữa cơn sóng thì trường nhiều biến động như hiện nay.
Ông Hữu Tài (quận 2, TPHCM) – một chuyên gia BĐS có 20 năm kinh nghiệm cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ẩn sau đó sẽ là cơ hội lớn cho người nắm bắt tình hình sớm. Theo đó, với tình hình giá thép đầu vào đối trọng của ngành BĐS đang tăng mạnh thì việc tăng giá BĐS là việc không sớm thì muộn, vì vậy đây chính là “điểm rơi” để xuống tiền của các nhà đầu tư.
“Trong thời điểm khó khăn như hiện nay thì sẽ luôn xuất hiện cơ trong nguy, vì vậy cần phải xuống tiền nhanh và mạnh. Với tôi, thời gian này những dự án đang được xây dựng, có sẵn, tiềm năng tăng giá cao và phải thuộc phân khúc phát triển bền vững. Tôi đang nhắm đến các dự án dưới Long An, Bình Dương, Đồng Nai, nhất là Long An khi nơi đây đang định hướng trở thành vùng kinh tế công nghệ cao”, ông Tài chia sẻ.
The Sol City – đón “sóng” đầu tư mới
Ra mắt thị trường vào quý IV/2020, The Sol City - thành phố vệ tinh kiến tạo bởi Thắng Lợi Group, một đơn vị BĐS uy tín hàng đầu Tây Nam đang trở thành một trong những dự án “hot” nhất Long An nói riêng và khu vực lân cận TP.HCM nói chung. Với việc rục rịch ra mắt giai đoạn 2 trong bối cảnh thị trường đang thiếu hụt nguồn cung, nhà đầu tư không còn hàng để ra như hiện nay, dự án đang trở thành “con cưng” của giới địa ốc.
Theo đó, The Sol City ghi điểm với pháp lý đầy đủ, sổ đỏ cho từng nền và sở hữu vĩnh viễn và còn là dự án hiếm hoi tại địa phương tích hợp 3 trong 1 xu hướng dẫn dắt đầu tư trong năm 2021. Cụ thể, công trình không chỉ là đô thị vệ tinh mở rộng của TP.HCM mà còn cung ứng cho cư dân một hệ sinh thái sống xanh bền vững và an toàn với việc tích hợp 39 tiện ích, dành riêng 43.000m2 cho phát triển cây xanh - điều mà hầu hết những dự án lân cận chưa có được.
Đặc biệt, dự án còn nằm trong khu đô thị công nghiệp tổng hợp, nơi được định hướng trở thành trung tâm của đô thị vệ tinh của TP.HCM trong tương lai. Từ dự án, cư dân The Sol City tương lai chỉ cần mất mất từ 10 đến 30 phút di chuyển đến các khu vực trung tâm thành phố. Như chợ Bình Chánh, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (10 phút); Bến xe Miền Tây, Chợ Lớn (20 phút); Chợ Bến Thành, Cảng Quốc tế Long An, Sân Bay Tân Sơn Nhất (30 phút). Đặc biệt, dự án còn nằm ngay trên tuyến cao tốc Long Thành – Bến Lức, tuyến đường huyết mạch giao thương giữa 2 vùng Đông và Tây Nam Bộ.
Trong vòng gần 6 tháng kể từ khi ra mắt, đến nay dự án đã hoàn thiện 90% tiện ích và đưa vào sử dụng một số khu vực như sân thể thao đa năng, hồ bơi tràn bờ, khu trải nghiệm Montessori…
Thành Nam
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/co-hoi-nao-cho-nha-dau-tu-bds-khi-nganh-thep-tang-gia-phi-ma-a553913.html