1. Hãy là người làm vườn, không phải là thợ mộc
Một người thợ mộc sẽ chạm khắc gỗ thành bất kì hình dạng nào họ muốn, nhưng người thợ làm vườn sẽ chăm chút để cây cối có thể phát triển tốt nhất theo đúng bản chất của nó.
Cũng tương tự như việc nuôi dạy con cái, cha mẹ hoàn toàn có thể “điêu khắc” con mình thành một hình mẫu cụ thể, ví dụ như nghệ sĩ hoặc bác sĩ. Hoặc các bậc phụ huynh có thể tạo cho con trẻ một môi trường phát triển toàn diện để con có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào.
Có thể bạn muốn con mình trở thành một nghệ sĩ violin tài ba, nhưng việc ép chúng tham gia các bài học (cách tiếp cận của người thợ mộc) có thể sẽ khiến trẻ coi âm nhạc là một thứ gì đó rất áp lực và khó chịu. Cách tiếp cận của người làm vườn là sẽ giúp con sống cùng với âm nhạc, khiến âm nhạc trở nên gần gũi hơn.
2. Nói chuyện với con nhiều hơn
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ngay cả khi trẻ mới chỉ vài tháng tuổi và không hiểu được nghĩa của từ nhưng não bộ vẫn có thể tiếp nhận từ ngữ được. Điều này sẽ góp phần xây dựng nền tảng tốt cho việc học sau này. Khi trẻ em được nghe càng nhiều thì vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu càng tốt hơn. Đặc biệt là những từ ngữ bộc lộ cảm xúc như vui, buồn, thất vọng,… rất có lợi để giúp trí não linh hoạt hơn. Mỗi phụ huynh hãy là một người hướng dẫn viên du lịch giúp cho con khám phá thế giới này.
3. Luôn giải đáp những thắc mắc của các con
Có thể cha mẹ cảm thấy mệt mỏi khi con liên tục hỏi “Tại sao?” nhưng đây chính là lúc não bộ của trẻ chuẩn bị tiếp thu những điều mới lạ.
Nếu tất cả những gì các con biết là “Mình không được ăn bánh quy. Nếu ăn sẽ bị bố mẹ mắng”. Sẽ tốt hơn khi cha mẹ giải thích cho các con rằng “Nếu ăn bánh quy con sẽ bị đầy bụng”.
4. Thay vì trách mắng, hãy giải thích
Khi anh trai đánh vào đầu em gái, thay vì mắng “Con hư quá!” thì các bậc phụ huynh hãy giải thích với bé trai rằng “Con không nên đánh em gái. Con đang làm em ấy đau, con hãy xin lỗi em đi”.
Việc nhẹ nhàng chỉ ra lỗi lầm sẽ giúp con nhận thức vấn đề tốt hơn cũng như biết cách chịu trách nhiệm với những hành động của mình.
5. Hãy là tấm gương tốt cho các con
Trẻ em học mọi thứ một cách rất tự nhiên bằng việc quan sát và bắt chước theo những hành động của người lớn. Vì vậy hãy giao cho các con những chiếc chổi nhỏ hoặc máy cắt cỏ đồ chơi để chúng có thể bắt đầu học cách làm những công việc nhà giống như người lớn.
6. Cho con có cơ hội tiếp xúc một cách an toàn với nhiều người
Các bậc phụ huynh hãy cố gắng cho các con có cơ hội tiếp xúc với nhiều người bên cạnh các thành viên trong gia đình. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng những em bé được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau từ nhỏ có nhiều lợi thế trong việc học ngoại ngữ ở tương lai. Cũng giống như việc gặp mặt nhiều người từ bé sẽ giúp con trẻ phát triển trí óc và khả năng ghi nhớ khuân mặt tốt hơn.
7. Luôn khen ngợi những nỗ lực các con
Trẻ em thường có xu hướng thích tự làm mọi thứ mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn, ví dụ như việc mặc quần áo hoặc lắp ghép các món đồ chơi. Ngay cả khi các con làm không tốt thì nỗ lực để hoàn thành vẫn rất đáng ghi nhận.
Theo nguoiduatin.vn
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/7-dieu-cha-me-khong-nen-bo-qua-de-co-nhung-dua-con-gioi-giang-a554009.html