Tết Đoan Ngọ và những món ăn không thể thiếu

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, ngoài món cơm rượu nếp quen thuộc thì còn có những món ăn khác.

Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là một trong những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Trong ngày này, người dân khắp 3 miền luôn có những món ăn truyền thống để "giết sâu bọ".

1. Rượu nếp

Món ăn này không thể thiếu đối với bất cứ gia đình nào trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, ăn cơm rượu nếp vào ngày 5/5 sẽ đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể, thanh lọc cơ thể. Vì thế, các thành viên trong gia đình, sau khi vệ sinh cá nhân phải cùng nhau ăn một chút cơm rượu nếp.

nep-cai-11-1623575706.jpg

2. Thịt vịt

Nếu như thịt vịt là món ăn bị kiêng kỵ ăn vào những ngày đầu tháng thì nó lại rất được ưa chuộng trong ngày tết Đoan Ngọ. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này.

nhung-mon-an-khong-nen-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-1-1623575737.jpg

3. Bánh tro

Người ta quan niệm rằng, ăn bánh tro vào ngày này thì bệnh tật trong người sẽ được tiêu tan, cây cối, hoa màu sẽ bị tiêu diệt hết sâu bọ. Vì mùa hè nóng bức, dễ sinh bệnh, ăn các món ăn có tính thiên nhiên, thực vật, dễ tiêu sẽ rất tốt cho sức khỏe.

nhung-mon-an-khong-nen-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-5-1623575760.jpg

4. Trái cây

Các loại trái cây được chọn dâng lên ban thờ vào ngày Tết Đoan ngọ thường là những loại quả mỗi năm chỉ có 1 mùa, có vị chua như: Mận, đào, vải, chôm chôm, xoài,...

nhung-mon-an-khong-nen-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-7-1623575781.jpg

5. Chè trôi nước

Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo và rất nổi tiếng ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.

nhung-mon-an-khong-nen-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-4-1623575813.jpg

6. Bánh khúc

Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày.

nhung-mon-an-khong-nen-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-6-1623575836.jpg

7. Chè kê

Món chè kê thường được nấu cúng ông bà trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, nhất là người dân xứ Huế, Quảng Nam Đà Nẵng. Hạt kê vàng, dẻo thơm được nấu với mật mía hoặc đường. Người ăn không dùng thìa mà lấy miếng bánh tráng xúc chè.

nhung-mon-an-khong-nen-thieu-trong-ngay-tet-doan-ngo-3-1623575864.jpg

Theo Người Đưa Tin Pháp Luật

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/tet-doan-ngo-va-nhung-mon-an-khong-the-thieu-a554978.html