Tác hại khôn lường khi mang giày cao gót hàng ngày

Dù là một “trợ thủ” đắc lực cho tổng thể trang phục đẹp mắt và thanh lịch, giày cao gót vẫn có thể mang lại những hạn chế nhất định, đặc biệt là về mặt sức khỏe. COVID-19: Triệu chứng

photo-1-1623433707917124569460-1623635397.jpg

Giày cao gót luôn được nhiều phụ nữ xem như một phụ kiện làm đẹp “đắc lực”, không chỉ giúp họ “ăn gian” chiều cao mà còn khiến ngoại hình trở nên duyên dáng và xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, ngoại trừ ích lợi ở khía cạnh thẩm mỹ, việc mang giày cao gót cũng rất đáng cân nhắc vì rất nhiều hạn chế về mặt sức khỏe mà chúng mang lại. Không ít trong số đó có thể phát triển thành những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài.

1. Đau lưng

photo-1-162343371650852968319-1623635424.jpg

Nhiều người nhận thấy rằng họ có xu hướng nghiêng về phía trước nhiều hơn sau khi đi giày cao gót cả ngày dài. Điều này là bởi cơ thể vô thức muốn giải phóng phần áp lực đặt lên lưng. Khi đi giày cao gót, khuôn dáng của cột sống sẽ thay đổi. Dần dà, thói quen này còn có thể gây  sụn trên đĩa đệm, khớp và dây chằng ở lưng.

2. Tạo thêm áp lực lên bàn chân

photo-2-16234337165131034459680-1623635449.jpg

Mang giày có gót cao sẽ can thiệp vào khả năng cân bằng tự nhiên của cơ thể. Bạn sẽ nhận thêm áp lực lên nhiều vị trí ở bàn chân, kéo theo đó là ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ, độ dài sải chân và dáng đi của bạn.

3. Tổn thương đầu gối

photo-3-16234337165161094187802-1623635452.jpg

Khi đi giày cao gót, lực quay và lực nén lớn hơn bình thường. Vì lý do đó là đầu gối của bạn dễ bị rách hơn bình thường. Tình trạng là thoái hóa khớp gối cũng được ghi nhận là xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ, vốn là đối tượng thường dùng giày cao gót, so với nam giới.  

4. Ảnh hưởng xấu đến mắt cá chân

photo-4-1623433716520514764067-1623635493.jpg

Độ cao bất thường từ giày cao gót sẽ khiến cơ bắp chân phải điều chỉnh để thích ứng. Mắt cá chân dễ dàng gặp khó khăn khi di chuyển về phía trước, đặc biệt là khi đi nhanh hoặc chạy. Hơn nữa, vì mắt cá không ở vị trí bình thường, nên gân Achilles (gân lớn nhất cơ thể, dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót) có thể bị co lại. Theo thời gian, thói quen mang giày này sẽ dễ sinh ra tình trạng viêm gân Achilles chèn.

5. Tác động xấu đến hông

photo-5-1623433716524710003328-1623635496.jpg

Nghiên cứu cho thấy, nếu bắt đầu đi giày cao gót từ quá sớm sớm, bạn có thể sẽ bị đau hông sau này. Vi cơ gập hông buộc phải giữ ở tư thế gập liên tục, sự co cơ này có thể gây ra không những sự khó chịu mà còn một số vấn đề về sức khỏe theo thời gian.

6. Móng chân trở nên mỏng manh và dễ gãy

photo-6-1623433716526481650652-1623635500.jpg

Ngoài những vấn đề về sức khỏe, thẩm mỹ của bàn chân cũng chịu ảnh hưởng. Khi bị “chèn ép” bởi giày cao gót, móng chân dễ trở nên mỏng và giòn hơn, đặc biệt là đối với ngón út. Trong một số trường hợp, phản ứng có thể là hoàn toàn ngược lại khi móng chân trở nên dày và khó cắt hơn. Dù là thay đổi theo hướng nào, ngoại hình và chất lượng của móng chân cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 

7. Móng chân có thể mọc ngược

photo-7-16234337165292070401804-1623635560.jpg

Nếu đã sẵn có móng chân mọc ngược, bạn nên cân nhắc kỹ càng lựa chọn giày cao gót. Kiểu giày này đặc biệt có thể làm cho tình trạng trên trở nên tồi tệ hơn, bao gồm việc gây đau, tấy đỏ hoặc thậm chí là nhiễm trùng. Nếu chưa từng có móng chân mọc ngược, bạn cũng không nên quá thoải mái với giày cao gót, bởi chúng sẽ tạo điều kiện thích hợp để phát triển tình trạng khó chịu trên. 

8. Dễ xuất hiện ngón chân quắp/khoằm

photo-8-16234337165321280391805-1623635564.jpg

Do sự mất cân bằng của cơ, gân và dây chằng kết hợp, bàn chân của bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng quắp/khoằm ngón chân, vốn là một dạng dị tật. Nguyên nhân của điều này là do ngón chân không được duy trì ở tư thế tự nhiên, liên tục bị “ép” gọn và chặt vào phần trước của giày.

9. Nguy cơ giãn tĩnh mạch

photo-9-16234337165341244716503-1623635568.jpg

Khi đứng trên giày cao gót, máu không được bơm qua tĩnh mạch như bình thường do cơ bắp chân bị co lại. Do đó, theo thời gian bạn có thể bị giãn tĩnh mạch. Nếu cảm thấy tình trạng này đã trở nên rõ ràng, bạn cần hạn chế mang giày cao gót và thay thế bằng giày thể thao hoặc giày đế bằng nhiều nhất có thể.  

10. Kém linh hoạt hơn bình thường

photo-10-16234337165351232293828-1623635572.jpg

Vì tư thế phải chịu đựng tất cả những điều được liệt kê ở trên, khả năng cao là cơ thể của bạn sẽ không thể linh hoạt và dẻo dai như như bình thường. Tình trạng căng cơ ngày một nhiều hơn còn gây cản trở các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi lên xuống cầu thang, đi bộ hoặc chạy bộ. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên nghỉ ngơi và dành thời gian xoa bóp bàn chân sau khi mang giày cao gót.

Theo vtv.vn

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/tac-hai-khon-luong-khi-mang-giay-cao-got-hang-ngay-a554999.html