Điểm mặt 11 loại rau củ quen thuộc giúp giải nhiệt ngày nắng nóng: Loại đầu tiên đã bổ lại ngon

Những loại rau củ này không chỉ giúp giải nhiệt mà còn bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tốt cho sức khỏe.

Khoai lang

Khoai lang có vị ngọt, thơm, tính mát với thành phần chứa 70% là nước. Loại củ này tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, giải nhiệt, sát khuẩn. Khoai lang có lượng calo thấp, do vậy có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu. Lá khoai lang luộc ăn chữa táo bón, trong khi phần củ trị các chứng lỵ, tiêu chảy, táo bón, trĩ lậu, thương hàn.

Súp lơ xanh

Loại rau này chứa tới 90% nước, giúp làm mát cơ thể hiệu quả. Đặc biệt, súp lơ xanh là loại rau hỗ trợ hydrat hóa, giúp chống lại tình trang đột quỵ xảy ra do nhiệt.

Bí đao, bầu

Bí đao có vị ngọt, tính mát với các công dụng như thanh nhiệt, tiêu thử, sinh tân, chỉ khát. Dân gian thường sử dụng loại quả này để nấu các món canh giải nhiệt hoặc rửa sạch và ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng giải nhiệt.

diem-mat-11-loai-rau-cu-quen-thuoc-giup-giai-nhiet-trong-ngay-he-nang-nong1-1624267413.jpg

Trong khi đó, quả bầu có vị ngọt, tính bình. Công dụng của quả bầu là thanh nhiệt, lợi niệu, trừ thử, giải khát. Loại quả này thường được nấu canh với tôm hoặc xương.

Bắp cải tím

So với rau bắp cải bình thường, bắp cải tím chứa nhiều nước hơn. Nếu thường xuyên ăn loại rau này vào ngày hè, cơ thể bạn sẽ luôn được mát mẻ.

Rau dền

Rau dền có 2 loại phổ biến là dền xanh và dền tía. Loại rau này có vị ngọt, thơm, tính mát với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần. Rau dền có thể trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở, ngoài ra còn trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Bạn có thể luộc, nấu canh ăn kèm với cà, hoặc xào với tỏi, hành…

Mướp đắng

Đây là loại quả có vị đắng, tính hàn với tác dụng làm sáng mắt, giải khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng thường được xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp. Loại quả này cũng được dùng để đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).

Rau má

Rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát với những tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu, bổ gan, điều hòa tạng phủ.... Loại rau này có thể dùng ăn sống, xay ra rồi hòa với đường làm nước giải khát…

diem-mat-11-loai-rau-cu-quen-thuoc-giup-giai-nhiet-trong-ngay-he-nang-nong2-1624267438.jpg

Rau muống

Rau muống chứa 90% nước, nhiều chất cơ, viamin C, protein, vitamin E, chất béo và khoáng chất như sắt, kẽm, magie, tốt cho hệ miễn dịch. Nước rau muống có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt.

Tuy nhiên, những người bị bệnh gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, huyết áp cao, có vết thương mềm ngoài da, đang điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc bị đau xương khớp, viêm, đau nhức nên hạn chế ăn rau muống.

Rau diếp cá

Đây là loại rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Vì có lượng xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa, rau diếp cá còn có thể trị táo bón.

diem-mat-11-loai-rau-cu-quen-thuoc-giup-giai-nhiet-trong-ngay-he-nang-nong3-1624267448.jpg

Rau diếp cá tốt cho người bị thiếu máu, đồng thời giúp giảm cân, giữ dáng, lợi tiểu, giải độc. Loại rau này vào mùa hè thường được xay thành nước, hòa thêm chút đường để giải khát, thanh nhiệt.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy mồng tới chứa chất nhầy pectin, giúp phòng chữa nhiều bệnh, có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.

Rau ngót

Theo Đông y, đây là loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và rất lành tính. Lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn nhiều so với cam, ổi. Rau ngót có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, nhuận tràng…

Theo Người Đưa Tin Pháp Luật

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/diem-mat-11-loai-rau-cu-quen-thuoc-giup-giai-nhiet-ngay-nang-nong-loai-dau-tien-da-bo-lai-ngon-a555333.html