Lợi ích của việc uống trà gừng
Trà gừng có chứa chất chống ôxy hóa, sắt, canxi, kali, protein, selen, magiê và một loạt vitamin, khoáng chất khác giúp nó trở thành siêu thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Để tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ sức khỏe bạn nên thường xuyên uống trà gừng.
Uống trà gừng tốt cho hệ tiêu hóa: Với một lát gừng pha nước vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày, giảm cảm giác chán ăn. Đồng thời cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, khỏe mạnh hơn, tránh được những vấn đề về sức khỏe.
Uống trà gừng giảm triệu chứng buồn nôn: Gừng còn có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, gừng có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn.
Uống trà gừng tốt cho hệ miễn dịch: Ăn một lát gừng vào buổi sáng có tác dụng làm ấm cơ thể, bổ âm, từ đó cả người trở nên ấm hơn. Đồng thời nó có thể khử độc thận làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể tránh được một số vấn đề về sức khỏe.
Uống trà gừng giảm stress: Bạn thường xuyên bị căng thẳng mất ngủ thì đừng bỏ qua trà gừng. Loại nước này khi uống buổi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái.
Uống trà gừng giảm triệu chứng viêm khớp: Gừng chứa chất chống viêm, giảm sưng, giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Để giảm đau và sưng, người bệnh có thể uống nước gừng hoặc sử dụng gừng nén hoặc miếng dán trên da.
Uống trà gừng giúp kiểm soát ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các phân tử hoạt tính sinh học trong gừng có thể làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tiền liệt tuyến.
Uống trà gừng trị hôi miệng hiệu quả: Nguyên nhân gây ra hiện tượng hơi thở có mùi là do đầy hơi và hệ thống tiêu hóa có vấn đề. Y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc đều coi trà gừng là phương thuốc để điệu trị chứng hơi thở có mùi.
Cách làm trà gừng tăng sức đề kháng mùa dịch
Cách làm truyền thống: Rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng (có thể gọt lớp vỏ bên ngoài rồi sau đó cắt lát). Đem gừng đã được cắt lát phơi khô. Khi gừng đã khô hẳn, cho vào lọ thủy tinh, đậy kín. Có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn để sử dụng hàng ngày. Lấy lượng gừng khô vừa đủ pha với 450ml nước sôi hoặc nước ấm là có ngay một ly trà gừng thơm ngon với hương vị nhà làm.
Cách làm trà gừng với mật ong: Gừng sau khi được gọt vỏ cắt thành 5 – 6 lát mỏng. Cho lát gừng vào ly, đổ 470ml nước sôi vào và đậy kín trong khoảng 10 phút. Sau 10 phút, cho mật ong vào và bắt đầu thưởng thức ly trà thơm ngon, giúp trị được nhiều bệnh.
Lưu ý:
Nên dùng lượng gừng để uống khoảng 4mg/ngày, để tránh đầy hơi, ợ nóng và buồn nôn.
Tránh dùng trà gừng cho những ai đang bị loãng máu hay đang dùng thuốc huyết áp.
Nên uống trà gừng còn ấm, khoảng 2 - 3 cốc trà gừng mỗi ngày để giảm viêm.
Những người không nên uống nhiều trà gừng: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; Những người trước khi phẫu thuật và sau khi phẫu thuật; Người bị sỏi mật hoặc có bệnh về gan; Người có thân nhiệt cao, hoặc không ổn định; Những người đang uống thuốc điều trị loãng máu, thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch.
Trúc Chi (t/h) - Người Đưa Tin Pháp Luật
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/cong-thuc-nau-tra-gung-giup-tang-cuong-he-mien-dich-a557852.html