8 thực phẩm “đại kỵ” với cua đồng, không biết coi chừng ngộ độc

Cua đồng rất bổ dưỡng nhưng bạn nên lưu ý không kết hợp với 8 loại thực phẩm này để tránh gây hại đến sức khỏe.

Nước trà

Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng nước trà để chế biến cua. Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên uống nước trà.

Nguyên nhân là vì nước trà sau khi vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng đi ngoài.

Mật ong

Cua đồng thuộc tính hàn trong khi mật ong lại đại nhiệt. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

8 thuc pham dai ky voi cua dong khong biet coi chung ngo doc

Các loại quả giàu vitamin C

Bạn không nên ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, bưởi… ngay sau khi ăn cua đồng vì sẽ tạo thành chết kết tủa, gây tổn hại hệ tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Cá chạch

Cá chạch và cua kỵ nhau. Việc kết hợp cá chạch với cua có thể gây ngộ độc cấp dẫn đến nôn mửa, tụt huyết áp…

Dưa bở và dưa lê

Đây là hai loại quả có tính hàn. Khi ăn dưa bở và dưa lê với thực phẩm cũng có tính hàn như cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể gây tình trạng tiêu chảy.

Khoai tây, khoai lang

Hai loại khoai này chứa lượng lớn axit phytic, còn cua giàu canxi. Việc kết hợp cua đồng với khoai lang, khoai tây sẽ tăng nguy cơ kết sỏi, tạo thành sỏi thận, thậm chí có thể gây suy thận, viêm thận.

8 thuc pham dai ky voi cua dong khong biet coi chung ngo doc1

Cần tây

Nghiên cứu đã chỉ ra cần tây khi kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.

Thức ăn lạnh

Cua đồng là thực phẩm có tính hàn. Nếu ăn chung cua đồng với các thức ăn lạnh như kem, đá, bạn rất dễ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.

Một số lưu ý khi ăn canh cua đồng:

- Những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen, cảm cúm nên hạn chế ăn cua đồng.

- Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) khuyên những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.

- Không dùng cua đã chết để nấu canh vì loại cua này chứa thành phần hóa học có tên histidine, có nguy cơ gây ngộ độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.

- Cần phải nấu chín cua vì cua sống chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh, khi đi vào cơ thể sẽ tác động xấu đến sức khỏe.

- Không nên nấu đi nấu lại canh cua đồng nhiều lần. Việc này không chỉ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể làm thịt cua bị biến chất, gây độc.

Đinh Kim (T/h) - Người Đưa Tin 

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/8-thuc-pham-dai-ky-voi-cua-dong-khong-biet-coi-chung-ngo-doc-a558678.html