Những lưu ý "vàng" khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm Covid-19

Khi đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhiều người lo lắng tập trung đông người có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vậy làm sao để đi tiêm vắc-xin được an toàn?

Biết cách tự bảo vệ bản thân

Theo Vietnamnet khi đi tiêm vắc xin phòng Covid-19 cần chú ý những điểm sau:

- Khẩu trang phải che chắn cả mũi, miệng, cằm. Nếu bạn đeo khẩu trang N95, muốn bảo vệ 2 lớp thì đeo N95 ở trong, khẩu trang y tế ở ngoài. Người đeo khẩu trang phải điều chỉnh gọng cao su hay kim loại ở phía trên khẩu trang ôm sát hai bên cánh mũi, để khẩu trang thật kín, ôm sát khuôn mặt.

- Nếu có mặt nạ chắn giọt bắn, bạn nên sử dụng. Nhưng bạn nên nhớ phải đeo cho đến lúc rời khỏi địa điểm tiêm chủng, đừng tháo ra rồi đeo vào, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

- Người đi tiêm mang theo nước rửa tay sát khuẩn. 

-Hạn chế chạm vào những vật dùng chung ở điểm tiêm chủng.

- Đeo gang tay phòng tránh dịch bệnh nhưng trước khi ra về, bạn phải lột bỏ găng, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng) tại điểm tiêm chủng, rửa tay thật sạch. Tuyệt đối, bạn không được mang găng về nhà.

- Người đi tiêm nên mang theo 1 cây bút riêng, vì có thể phải điền thông tin cá nhân vào các tờ phiếu tiêm chủng, hạn chế dùng bút chung. Nếu phải dùng bút chung, người dân nhớ rửa tay sau khi dùng.

- Nhiều người mặc đồ phòng hộ cá nhân (PPE) đi tiêm chủng, nhưng nếu không nắm rõ quy trình tháo bỏ PPE, có thể làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm. Bên ngoài PPE sẽ là nơi có thể có virus bám vào, do đó, khi cởi bỏ PPE phải tuân thủ theo quy trình chuẩn. Bạn lột bỏ PPE tại nơi tiêm chủng trước khi về nhà, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng). Đừng mang PPE từ nơi tiêm chủng về nhà.

Giữ khoảng cách an toàn

- Bạn nên giữ 2 mét cách người trước và người sau, hạn chế nói chuyện.

- Khi ngồi khai báo, khám sàng lọc hay tiêm ngừa, người dân nên ngồi “vuông góc” với nhân viên y tế, không mặt đối mặt trực tiếp với nhân viên y tế, trừ những trường hợp bất khả kháng.

Về nhà nên vệ sinh cơ thể ngay

Việc tắm gội ngay sau khi về đến nhà rất quan trọng, tuy nhiên bạn nên làm tuần tự theo các bước để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

- Việc đầu tiên là rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn, tốt hơn là với nước và xà phòng diệt khuẩn.

- Bạn có thể xịt sát khuẩn giày dép trước khi vào nhà.

- Bỏ quần áo vào máy giặt hoặc ngâm xà phòng ngay.

- Cởi bỏ khẩu trang, cho vào thùng rác. Sau mỗi bước cần rửa tay với nước sát khuẩn.

Sức khỏe - Những lưu ý 'vàng' khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm Covid-19

Nên giữ khoảng cách an toàn khi đi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Phạm Tùng.

Những lưu ý "vàng" khi tiêm vắc xin Covid-19

Không tiêm vắc xin khi bụng đói: Khi bạn ăn đầy đủ trước khi tiêm có thể giúp toàn bộ quá trình tiêm dễ chịu hơn một chút. Hơn nữa, việc ăn gì đó dường như không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vắc xin, mà nó còn có thể giúp bạn không bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, theo báo Lao Động.

Nên cầm theo các thực phẩm chống buồn nôn: Khi một số người sẽ cảm thấy khỏe sau khi tiêm vắc xin, thì bên cạnh đó cũng có một số người có thể cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi.

Một số chất tự nhiên trong thực phẩm có thể giúp giảm buồn nôn bao gồm: Trà gừng hoặc gừng tươi, bánh quy mặn, súp gà, miếng chanh (để ngửi).

Uống đủ nước: Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vắc xin và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đó trầm trọng hơn, bạn nên tránh xa cảm giác khó chịu này bằng cách bổ sung nhiều chất lỏng.

Bạn có thể dùng nước, nước ép trái cây, trà hoặc các lựa chọn khác không chứa nhiều đường. Tốt nhất bạn nên mang theo một chai nước bên cạnh bạn suốt cả ngày, để giúp mình giữ đủ nước.

Không uống rượu bia: Bạn không nên uống rượu bia trước khi tiêm vắc xin. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho việc phân biệt đâu là tác dụng phụ của vắc xin với đâu là tác dụng phụ của uống quá nhiều rượu. Thêm vào đó rượu bia có thể gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, bạn nên cố gắng tránh xa những loại đồ uống có cồn trong quá trình tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình.

Lựa chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc xin, bạn muốn hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Tập trung vào các loại thực phẩm chống viêm, thực phẩm có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.

Các thực phẩm có thể giúp bạn chống viêm là: Bơ, cá hồi, các loại hạt và rau đều là những lựa chọn tuyệt vời có tác dụng chống viêm.

Cách phòng chống Covid-19

1. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

2. Rửa tay sạch thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi đeo khẩu trang, khi đi ra ngoài hoặc khi về nhà.

3. Tránh những nơi đông người và tránh tụ tập đông người.

4. Tránh chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng vì chúng có thể bị bám dính vi rút từ người mắc bệnh.

5. Giữ khoảng cách khi giao tiếp xã hội, đeo khẩu trang khi giao tiếp với người khác.

6. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy ở nhà. Gọi đường dây nóng Bộ Y tế 19009095 hoặc cơ quan y tế địa phương để được tư vấn. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn dương tính, hãy tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về cách ly và điều trị. Hãy cung cấp cho cán bộ y tế danh sách những người bạn đã tiếp xúc gần đây.

7. Tuân thủ cách ly 14 ngày nếu bạn trở về từ vùng dịch hoặc từng tiếp xúc với người mắc Covid-19. Nếu bạn phải tự cách ly tại nhà, hãy tuân thủ hướng dẫn của cán bộ Y tế.

Trúc Chi (t/h) - Người Đưa Tin

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-luu-y-vang-khi-di-tiem-vac-xin-de-khong-bi-lay-nhiem-covid-19-a559024.html