Doanh nghiệp du lịch cạn tiền, khó "cầm cự" thêm 3 tháng

Việc không có doanh thu và phải chi trả tiền nhà, lãi ngân hàng, lương lao động khiến các doanh nghiệp du lịch đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) đã phối hợp cùng Báo điện tử VnExpress tiến hành một cuộc khảo sát trong tháng 8/2021 về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp (bao gồm ăn uống, lưu trú, lữ hành) trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Căn cứ dữ liệu khảo sát, đã xây dựng một báo cáo chuyên đề thứ cấp, phân tích tình hình 1.853 doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch tham gia khảo sát.

70% doanh nghiệp du lịch phải ngừng hoạt động

Theo đó, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch là ngành chịu hưởng nặng nhất bởi đại dịch Covid-19, chỉ có khoảng 4% doanh nghiệp tham gia khảo sát trong cùng ngành duy trì được hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chính quyền tại nhiều tinh, thành thực hiện việc phong tỏa, giãn cách/cách ly, các khách sạn, phải tạm ngừng hoạt động và tiếp tục rơi vào tỉnh trạng “đóng băng", không có khách, ngay cả các hộ kinh doanh ăn uống cũng không được phép hoạt động hoặc hoạt động ở mức độ rất cầm chừng.

Những doanh nghiệp còn duy trì được một phần hoạt động kinh doanh đa phần là những công ty có quy mô lớn, chứ không phải doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Theo đánh giá, các doanh nghiệp quy mô lớn, siêu lớn thường có ràng buộc trách nhiệm rất cao trong các chuỗi cung ứng nên việc duy trì hoạt động trở thành văn đề mang tính "sống còn", bằng mọi cách không được để đứt gãy.

Ngoài ra, đây cũng là các công ty dễ dàng thích ứng chuyển đổi các mô hình kinh doanh để duy trì hoạt động.

Doanh nghiệp ngành du lịch tạm ngừng hoạt động là gần 70%. Tỉ lệ doanh nghiệp phải giải thế hoặc ngừng hoạt động chờ giải thế ở Hà Nội và Tp.Hồ Chính Minh cao gần gấp 2 lần tỉ lệ trung bình của doanh nghiệp giải thế hoặc chờ giải thế thuộc tất cả các ngành (15%).

Con số phản ánh thực trạng sau đợt dịch lần thứ 4, các công ty không còn khả năng cầm cự được nữa.

Về dòng tiền của các doanh nghiệp, có tới 46,85% doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động chỉ còn cầm cự được trong 1 tháng, 38,54% doanh nghiệp có thể duy trì thêm từ 1-3 tháng. 

Với các doanh nghiệp còn hoạt động, gần 24% còn tiền để "sống" thêm 1 tháng và 44% có thể kéo dài từ 1-3 tháng tới. 

Điều này cho thấy, ngay cả khi được hoạt động có thể phục hồi thì rất cần sự hỗ trợ nguồn lực tài chính từ bên ngoài và hoặc cần có cầu của thị trường cao để tránh nguy cơ giải thể.

Doanh thu bị ảnh hưởng nặng nề sau lần dịch thứ 4, theo đó 85% doanh nghiệp nhóm "tạm ngừng hoạt động kinh doanh bị giảm hơn 50% doanh thu so với năm 2020. Nhóm "dang duy tri hoạt động" cũng có tới 67% bị giảm trên 50% doanh thu.

Không có doanh thu, nhưng các công ty vẫn phải đối mặt với các khoản phí như trả tiền lương cho người lao động. Các chi phí trả tiền lãi vay ngân hàng, tiền thuê đất văn phòng, trả tiền điện, nước. Đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Đây cũng là những gánh nặng tài chính đối với họ trong bối cảnh hiện nay.

Giải pháp mà các doanh nghiệp lựa chọn để khắc phục tình trạng trên đó là giảm lao động, cắt giảm lương, thay đổi mô hình kinh doanh.

Theo báo cáo, đối với nhóm doanh nghiệp du lịch tạm ngừng hoạt động, chính sách mà các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất là giảm 75% đến dưới 100% lao động.

Trong khi đó, đối với nhóm DN dư lịch đang cố gắng duy trì hoạt động thì chính sách đối với người lao động được áp dụng phổ biến nhất là không giảm lao động nhưng giảm giờ làm/lương.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp du lịch cạn tiền, khó 'cầm cự' thêm 3 tháng

Nhiều lao động ngành du lịch phải chuyển sang ngành nghề khác do không có việc làm

Cần có những chính sách thiết thực

Về phía chính sách của Nhà nước, khảo sát của Ban IV cho thấy, các doanh nghiệp đều kỳ vọng là chính sách hỗ trợ giảm chi phí điện, nước

Lý do là ngay cả những doanh nghiệp lớn sở hữu các khách sạn, resort thì dù ngừng hoạt động thì họ vẫn phải tiêu thụ lượng điện, nước lớn để duy tri, bảo dưỡng các thiết bị nội thất, khuôn viên của khách sạn, resort.

Chính sách hỗ trợ hiệu quả được nhiều doanh nghiệp ngành du lịch lựa chọn thứ hai là hỗ trợ vay để trả lương. Ngành du lịch bị ảnh hưởng không chỉ đợt dịch lần thứ 4 mà đã bị ảnh hưởng kéo dài từ đợt dịch lán thứ 1 năm 2020, các doanh nghiệp đã cố gắng duy trì nhiều nhất lao động có thể trong khi nguồn thu không có.

Việc mở cửa trở lại sẽ càng khó khăn khi mất nguồn lao động hoặc phải đào tạo lại lao động

Ngoài ra chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế VAT, hoãn nộp các khoản thuế 12-18 tháng cũng là những chính sách cần nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp du lịch hiện khá bị động, không thế dự tính được các kế hoạch kinh doanh dù trong ngắn hạn.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp du lịch cạn tiền, khó 'cầm cự' thêm 3 tháng (Hình 2).

Cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành du lịch

Kinh nghiệm mở cửa của các quốc gia trên thế giới

Việc mở cửa dần đón khách du lịch được coi là giải pháp thiết thực để các doanh nghiệp phục hồi. Tuy nhiên, các nước đều chọn cho mình những phương án khác nhau để đảm bảo an toàn.

Đối với Singapore, trong các chuyến du lịch đều hạn chế số lượng người tham gia: 20 người đối với tour đi bộ, xe đạp và chèo thuyền

Không tối đa 50 người đối với tour có phương tiện vận chuyển; 5 người đối với các hoạt động trong nhà không đeo khẩu trang, ví dụ như ăn uống.

Nước này đảm bảo chặt chẽ việc lưu trữ hồ sơ về hành trình và thông tin liên hệ của khách, đối tác bảo trợ cho chuyến du lịch. Kết hợp các ứng dụng công nghệ để hỗ trợ lịch trình đi lại của khách. Thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh và khử khuẩn, đặc biệt đối với các trang thiết bị du lịch và vận chuyển.

Điểm đặc biệt, Singapore đã ban hành Luật Covid-19 (biện pháp tạm thời). Khung phạt áp dụng đối với người vi phạm lên tới 10.000 USD Singapore, phạt tù lên đến 6 tháng.

Người tái phạm có thể bị phạt tới 20.000 USD Singapore, phạt tù đến 12 tháng, đóng cửa cơ sở, thu hồi giấy phép, không được nhận các khoản trợ cấp, cho vay, hoàn thuế và các hỗ trợ khác của Chính phủ.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp du lịch cạn tiền, khó 'cầm cự' thêm 3 tháng (Hình 3).

Việt Nam đã xây dựng thí điểm các mô hình du lịch đón khách quốc tế

Thái Lan xây dựng kế hoạch Hộp cát Phuket mở rộng 7+7 với quy định khách du lịch quốc tế đã tiêm đủ liều vắc-xin được rút ngắn thời gian lưu trú bắt buộc tại Phuket từ 14 ngày xuống 7 ngày.

Sau thời điểm đó, khách có thể tận hưởng 7 ngày tiếp theo tại một trong các khu du lịch mở rộng tại tỉnh Krabi, tỉnh Phang, hoặc thành phố Surat Thani.

Trong thời gian lưu trú 14 ngày theo chương trình Hộp cát Phuket mở rộng 7+7, khách du lịch phải thực hiện đủ 3 xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.

Hiện nay, chúng ta đang học tập mô hình của Thái Lan để áp dụng cho thí điểm mở cửa du lịch ở Phú Quốc.

Ở châu Âu, Hy Lạp không yêu cầu khách nhập cảnh từ các quốc gia khác phải cách ly trong tối đa 2 tuần. Thay vào đó, chính phủ áp dụng quy định thực hiện sớm các thủ tục xét nghiệm quan trọng. Bất kỳ du khách nào nhập cảnh bằng đường hàng không, đường bộ hoặc đường biển đều phải xét nghiệm ngẫu nhiên Covid-19 tại cửa khẩu.

Khách đã được xét nghiệm có thể tự do đi thẳng đến khách sạn của họ. Trong trường hợp xét nghiệm cho kết quả dương tính, khách sẽ phải được cách ly 14 ngày. Mọi chi phí, bao gồm cả chi phí nằm viện, sẽ do nhà nước Hy Lạp đài thọ.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp du lịch cạn tiền, khó 'cầm cự' thêm 3 tháng (Hình 4).

Mỗi địa phương nên xây dựng hành lang an toàn để mở cửa đón khách

Giải pháp cho ngành du lịch

Nhóm nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đề xuất các tiêu chí thiết lập điểm đến an toàn để tái mở cửa cho du khách quốc tế.

Theo đó, một điểm đến gọi là an toàn để đón khách du lịch khi có không quá 350 ca nhiễm mới/1 triệu dân trong 7 ngày qua.

Và phải đạt tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin trên 70% cho người dân trong vùng (tương đương 100% cho người từ 18 tuổi trở lên).

Địa phương đó phải có bệnh viện, trung tâm y tế với số giường bệnh, hệ thống kỹ thuật và lực lượng nhân viên y tế được bộ Y tế đánh giá đủ năng lực để xử lý tình huống phát sinh khi có bùng phát dịch Covid-19.

Đặc biệt, chỉ các doanh nghiệp hoạt động trên địa phương đó có Chứng nhận Đạt chuẩn an toàn Covid-19 mới được phục vụ khách du lịch quốc tế. Việc này cũng đang được áp dụng trong kế hoạch mở cửa của Phú Quốc sắp tới.

Các thủ tục, quy định, tiêu chí về đón khách, tuyến điểm, quản lý hành trình cần được ghi rõ, thực hiện theo nguyên tắc  “Thủ tục, thông tin rõ ràng, có minh chứng”.

Cần thành lập Tổ công tác đặc biệt đa thành phần (bao gồm đại diện của khu vực công, khu vực tư nhân và một Ban Thư ký hỗ trợ tích cực), hoạt động điều hành trực tuyến, thường xuyên cập nhật tình hình để đưa ra các quyết định kịp thời.

Tổ công tác này sẽ cập nhật hàng tuần danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ có khách du lịch được phép đến Việt Nam; đưa ra khuyến nghị tạm thời hạn chế việc đi lại từ một quốc gia nếu tình hình dịch tễ ở quốc gia đó xấu đi nhanh chóng; tư vấn việc thay đổi quy trình, lựa chọn các doanh nghiệp an toàn phục vụ khách hoặc xử lý các tình huống khẩn cấp khác.

Bên cạnh dó, kế hoạch mở cửa cần phải được công bố công khai trên một trang web chính thức để các bên dễ dàng tiếp cận để tìm hiểu, đóng góp ý kiến và chuẩn bị thực hiện kế hoạch.

Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) đã khuyến nghị nên lựa chọn mở cửa đón khách ở một số nước an toàn như (thời điểm ngày 30/09/2021): Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia, Tây Ban Nha, Ý và New Zealand. Du khách phải đến từ các nước đã được phê duyệt và phải ở các quốc gia nói trên không ít hơn 21 ngày trước ngày khởi hành.

Khuyến nghị các thị trường được lựa chọn trong kế hoạch thí điểm mở cửa sẽ được miễn visa 30 ngày, hoặc cấp visa 30 ngày tại sân bay đến, hoặc quy trình cấp visa được xử lý một cách dễ dàng tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Người Đưa Tin

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/doanh-nghiep-du-lich-can-tien-kho-cam-cu-them-3-thang-a561219.html