Cô bé Brooklynn Chiles, 8 tuổi, phải nằm lăn lộn trên giường bệnh khi đợi y tá tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở Washington, D.C. (Mỹ). Tờ giấy trắng bên dưới tay cô bé nhăn lại trong khi cô bé nhìn quánh các đồ vật y tế trong phòng bệnh. Brooklynn Chiles đã mắc COVID-19 tới 3 lần và không ai có thể lý giải vì sao chuyện này xảy ra.
Dù vậy, một điều may mắn là dù xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhiều lần nhưng cô bé không gặp phải một triệu chứng đáng lo ngại nào. Nhưng cha của Brooklynn, ông Rodney đã nhiễm virus vào tháng 9/2021, có thể do lây từ con gái, và đã qua đời sau đó.
Điều này khiến mẹ của Brooklynn càng lo sợ hơn về một đợt bùng phát dịch mới và nguy cơ cô bé trở nặng dù đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Bà chia sẻ: "Mỗi lần như vậy, tôi lại nghĩ liệu tôi có phải trải qua mất mát một lần nữa với con bé không? Đây có phải là thời điểm tôi mất tất cả những người thân yêu của mình hay không?".I
Bí ẩn chưa có lời giải
COVID-19 đến nay vẫn còn để lại nhiều bí ẩn mà khoa học chưa thể lý giải, bao gồm cả những tác động của bệnh với trẻ em. Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết, kể từ khi COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Mỹ từ tháng 3/2019 tới nay, khoảng 12,7 triệu trẻ em nước này đã nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Nhìn chung, virus sẽ không gây bệnh nặng ở trẻ em như người lớn. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp gặp những vấn đề khác lạ. Một số trẻ em gặp phải những vấn đề chưa thể lý giải với hậu COVID-19. Một vài trường hợp thì tái nhiễm. Cũng có những trẻ đã hồi phục nhưng sau đó lại gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn liên quan tới suy tạng.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Quốc gia và nhiều bệnh viện khác đã nhận được tiền tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia để nghiên cứu tác động của COVID-19 kéo dài đối với trẻ nhỏ.
Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tốt hơn những tác động của COVID-19 đến sức khỏe và sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ em. Đồng thời, nghiên cứu cũng để tìm hiểu thêm về cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với virus và tìm hiểu lý do tại sao một số trẻ thì khoẻ mạnh trong khi những trẻ khác thì không.
Theo đó, đã có khoảng 200 trẻ em và người dưới 21 tuổi đăng ký tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Quốc gia trong 3 năm. Bệnh viện đang tiếp nhận khoảng hai bệnh nhân mới mỗi tuần.
Nghiên cứu liên quan đến những đứa trẻ đã có kết quả xét nghiệm dương tính và những đứa trẻ chưa nhận kết quả, chẳng hạn như anh chị em của những trẻ đã bị bệnh, bao gồm cả các đối tượng từ người không có triệu chứng đến người cần vào phòng chăm sóc đặc biệt. Trong lần khám đầu tiên, những người tham gia sẽ được kiểm tra sức khoẻ cả ngày, bao gồm siêu âm tim, xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng phổi.
Tiến sĩ Roberta DeBiasi, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết mục đích chính của nghiên cứu là xác định nhiều biến chứng mà trẻ em có thể mắc phải sau khi nhiễm virus và mức độ phổ biến của những biến chứng đó.
Trong số những đứa trẻ tham gia nghiên cứu có một bé gái tên Alyssa Carpenter. Alyssa đã mắc COVID-19 hai lần. Cô bé bị sốt và gặp phải các triệu chứng bất thường khác. Alyssa mới 2 tuổi khi bắt đầu tham gia nghiên cứu và hiện nay, cô bé đã lên 3. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy bàn chân của Alyssa thỉnh thoảng chuyển sang màu đỏ tươi và đau nhói. Một vài thời điểm, bé gái sẽ nằm xuống, chỉ các ngón tay út của mình vào ngực và kêu đau.
Di chứng tâm lý với cả trẻ và người thân
Cha mẹ cô là Tara và Tyson Carpenter còn có hai cô con gái khác, là Audrey 5 tuổi và Hailey 9 tuổi, mắc chứng tự kỷ. Đối với nhiều bậc cha mẹ, đại dịch đã là một cơn ác mộng khi các con họ phải nghỉ học, công việc của họ không hiệu quả, bị hạn chế và bối rối.
Ngoài sự lo lắng, các bậc cha mẹ còn có một mối quan tâm khác đối với con mình vì họ không biết làm thế nào để giúp con.
Cô Tara Carpenter nói: "Đó là điều cực kỳ bực bội. Chúng tôi đang cố gắng tìm ra câu trả lời cho con mình và không ai có thể cho chúng tôi câu trả lời. Và nó thực sự rất bực bội".
Alyssa thường rên rỉ vì đau đớn mỗi khi bàn chân cô bé đỏ bừng lên. Ngoài sốt, cô bé không còn triệu chứng nào khác và đã được nhà trường yêu cầu ở nhà trong nhiều ngày. Nhưng sau đó trong lớp học múa ba lê, với chiếc quần tất màu hồng và áo phông, Alyssa lại có vẻ hoàn toàn ổn.
Trong vài tháng trở lại đây, các triệu chứng của Alyssa bắt đầu thuyên giảm. Điều đó giúp gia đình nhẹ nhõm hơn.
Tuy nhiên, Tara Carpenter nói: "Sau những gì đã xảy ra, chúng tôi phải làm gì với điều này? Chúng tôi không biết. Chúng tôi thực sự không biết".
Đối với một số gia đình tham gia nghiên cứu, một đứa trẻ bị hậu COVID-19 là trường hợp khá phổ biến khi đến bệnh viện.
Ngoài ra, các gia đình còn có thể gặp nhiều khó khăn khi đứa trẻ mắc bệnh sẽ được quan tâm nhiều hơn, điều này có thể tạo ra vấn đề cho các anh chị em của bé. Các bậc phụ huynh dường như cảm thấy kiệt sức vì không biết làm thế nào để giúp tất cả các con.
Theo đó các con của gia đình Carpender đã được kiểm tra và đánh giá sức khoẻ thâm lý dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Linda Herbert.
Ông Herbert đã hỏi những đứa trẻ về sự mệt mỏi, giấc ngủ, nỗi đau, sự lo lắng, trầm cảm và các mối quan hệ bạn bè. Bà chia sẻ: "Có một loạt các vấn đề như này. Một số trẻ em vô cùng lo lắng về việc tái nhiễm COVID-19".
Các triệu chứng tâm lý là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và không chỉ gặp ở trẻ em bị COVID-19, mà ở cả người thân trong gia đình của trẻ.
Bà Danielle Mitchell, mẹ của Brooklynn, cho biết bà vô cùng căng thẳng. Bà là một bà mẹ đơn thân làm việc toàn thời gian, đau buồn vì mất đi người bạn đời của mình và cố gắng không tỏ ra quá chán nản trước mặt con gái mình. Bà được thúc đẩy để cho Brooklynn tham gia vào nghiên cứu vì muốn thu hút sự chú ý đến nhu cầu về vaccine, đặc biệt là trong cộng đồng Da đen.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/di-chung-covid-19-o-tre-em-co-the-anh-huong-the-nao-a564563.html