Năm 2021, Việt Nam từng xuất sắc đạt danh hiệu "Điểm đến golf tốt nhất châu Á" (Asia's Best Golf Destination 2021) và "Điểm đến golf tốt nhất thế giới" (World's Best Golf Destination 2021).
Sang đến năm 2022, Việt Nam tiếp tục có mặt trong danh sách các ứng cử viên cho giải "Điểm đến golf tốt nhất châu Á" bên cạnh các nước như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan.
Nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi khiến thị trường golf Việt Nam trên đà tăng trưởng. Đà tăng trưởng của thị trường golf Việt Nam phần lớn nằm ở việc tạo ra các sân golf chất lượng hàng đầu, nhiều sân nằm xa khu vực thành thị.
Chính vì thể, không ít đại gia Việt đình đám "đổ" trăm nghìn tỷ vào thị trường này.
Bà chủ BRG Nguyễn Thị Nga
Bà Nguyễn Thị Nga- Chủ tịch Tập đoàn BRG được biết đến là một trong số các doanh nhân đầu tư cho môn golf ngay từ những ngày đầu sơ khai.
Sau gần 20 năm đồng hành cùng golf Việt Nam, bắt đầu từ việc đầu tư vào Kings Island Golf Resort với Lakeside, Mountainview và Kings Course, danh mục đầu tư vào sân golf của BRG còn có sân Ruby Tree (Hải Phòng), sân Legend Hill (Sóc Sơn, Hà Nội), hay gần đây là sân BRG Da Nang Golf Resort, trước đó vốn là Danang Golf Club.
Đáng chú ý, BRG Kings Island Golf Resort là sân golf lâu đời nhất miền Bắc, có quy mô lớn nhất toàn quốc, bao gồm 3 sân với tổng số 55 hố golf.
King's Island Golf có ba sân, trong đó ra đời sớm nhất là Lakeside (hướng hồ) với 14 trong tổng 18 hố golf cho khách hàng trải nghiệm chơi golf cùng nước hồ
Sân golf mới nhất của King's Insland là Kings Course (19 hố) được thiết kế bởi Jack Nicklaus II- Chủ tịch công ty thiết kế sân golf danh tiếng thế giới Nicklaus Design.
“Ông trùm sân golf” gốc Nam Định
CTCP Đầu tư Golf Trường An là chủ đầu tư dự án sân golf Kim Bảng (Hà Nam) và dự án sân golf hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) và Sân golf Việt Yên (xã Hương Mai và Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Theo tìm hiểu, Golf Trường An được thành lập ngày 29/8/2018, trụ sở tại thôn Dĩnh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.
Doanh nghiệp có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, do ông Trần Văn Dĩnh làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc.
Bên cạnh đó, đại gia Nam Định cũng đang nắm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP golf Trường An (Hà Nam- chủ đầu tư dự án sân golf Kim Bảng (thị trấn Ba Sao, huyenj Kim Bảng).
Sân golf này có diện tích hơn 198 ha, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Đây là dự án nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc (Hà Nam).
Tháɴg 2/2020, CTCP golf Trường An có hồ sơ đề xuất gửi UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thực hiện dự áɴ sân golf Hồ Núi Cốc (xã Phúc Xuân và xã Phúc Trìu, TP.Thái Nguyên) với tổng mức đầu tư 956 tỷ đồng.
Ngoài lĩnh vực golf, ông Trần Văn Dĩnh cũng đang là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của CTCP Đầu tư và Phát triển Trường An (Trực Ninh, Nam Định).
Công ty Trường An hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, đóng tàu biển, kinh doanh bất động sản,...
Ông chủ Tập đoàn Thành Công Nguyễn Anh Tuấn
Sân Golf Hoàng Gia nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 100km, tọa lạc giữa huyện Yên Mô và thành phố Tam Điệp, được quy hoạch trong khu liên hợp du lịch và thể thao với tổng diện tích gần 3.000 ha, được thiết kế có 54 hố (3 sân), và được đánh giá là một trong những sân golf lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Sân golf này có diện tích 670ha, được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa mang tính đẳng cấp, vừa có những nét quyến rũ cổ kính, trầm mặc.
CTCP Đầu tư PV-Inconess hiện đang sở hữu và quản lý sân golf Hoàng Gia được biết đến là doanh nghiệp sân golf duy nhất hiện nay niêm yết trên sàn chứng khoán.
Năm 2018, thông qua công ty con là Công ty TNHH TCG Land, tập đoàn Thành Công của đại gia Nguyễn Anh Tuấn đã mua hơn 75% cổ phần của PV - Inconess và nắm quyền chi phối công ty này.
Trong năm 2018, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng được bầu là chủ tịch Hội đồng quản trị của PV - Inconess.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng cũng được coi là một "đại gia" sân golf khi đầu tư cả hệ thống Vinpearl Golf tại nhiều tỉnh, thành như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc…
Năm 2018, Vinhomes - đơn vị thành viên của Vingroup, đã kết nạp thêm 1 sân golf vào danh sách sở hữu khi đã hoàn tất mua lại 98% vốn điều lệ của GS Củ Chi- đơn vị phát triển dự án sân golf Củ Chi ở Tây Bắc TP.HCM với giá 1.760 tỷ đồng.
Ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết
Ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, một "trùm cuối" trong thị trường golf ở Việt Nam phải kể đến tỷ phú Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC.
FLC sở hữu nhiều Sân golf đẹp ven biển như FLC Quảng Ninh Golf; FLC Quy Nhơn Golf Links, FLC Quảng Bình Golf Links,..
Trong một bài phỏng vấn mới đây, Chủ tịch FLC cho biết: "Hiện tại, FLC đã có 29 sân golf đang và sắp đi vào hoạt động trên khắp cả nước. Trong mục tiêu tới đây, FLC đưa ra kế hoạch sở hữu khoảng 100 sân golf vào năm 2022 trên khắp 63 tỉnh, thành phố.
Tùy theo từng địa phương với những đặc điểm khác nhau, FLC sẽ có chiến lược đầu tư riêng, nhưng mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 1 sân golf, tỉnh nhiều sẽ có hàng chục sân golf.
Hiện nay, FLC không chỉ có nhiều sân golf, mà còn là các sân golf tiêu chuẩn 5 sao với những yêu cầu đặc biệt khắt khe từ khâu thiết kế đến thi công, vận hành. Đồng thời, FLC cũng là nơi có nhiều giải golf lớn, quy tụ hàng nghìn golfer trên khắp cả nước tham dự. Các giải golf của Tập đoàn đều thuộc nhóm đầu thế giới về số lượng người tham dự giải."
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-dai-gia-nao-dang-so-huu-loat-san-golf-dinh-dam-nhat-viet-nam-a564721.html