Ho là gì?
Ho, về bản chất là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho nhiều quá gây mệt, gây khó ngủ thì cần điều trị.
Chúng ta cần phân biệt 2 loại, ho khan và ho có đờm:
Ho khan, thường do nhiễm virus, gây kích ứng đường hô hấp.
Ho có đờm, thường do có bệnh mạn tính về đường hô hấp hoặc do nhiễm vi khuẩn.
Vì sao sau khi mắc Covid-19 lại gây ho nhiều ngày
Theo thống kê trên Sức khỏe & Đời sống, có khoảng 50- 70% những người mắc Covid-19 có triệu chứng là ho khan. Hầu hết những người mắc Covid-19, có thể ho khoảng 19 ngày. Thậm chí, ho kéo dài 4 tuần hoặc trong nhiều tháng.
Ho là phản xạ cần thiết bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Bình thường, khi phát hiện ra virus hoặc những vật thể lạ, các dây thần kinh cảm giác sẽ kích hoạt cảm biến ho ở vùng tủy của não, từ đó kích hoạt các cơ xung quanh đường hô hấp để đẩy vật thể lạ ra ngoài.
Ở bệnh nhân Covid-19, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh cảm giác, như một phần của bệnh nhiễm trùng, do đó, gây nên những cơn ho.
Cách chữa ho kéo dài sau khi mắc Covid-19
Theo bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị chia sẻ với Vnexpress, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp đào thải dị vật đường hô hấp ví dụ chất nhầy, đờm dãi... Sau khi nhiễm các loại virus đường hô hấp, trong đó có Covid-19, người bệnh thường ho kéo dài, ho có đờm hoặc ho khan dai dẳng.
Trong trường hợp ho khan quá nhiều gây mệt mỏi, đau cơ hoành, đau thành ngực, ảnh hưởng tới chất lượng sống. Bạn có thể áp dụng một số cách sinh lý dưới đây để giảm ho:
Sau khỏi Covid-19 chúng ta thường có cảm giác hụt hơi, đoản hơi nên thường thở gấp, rất dễ gây cơn ho. Bởi vậy để hồi phục sức khỏe và hạn chế cơn ho bạn hãy tập hít thở nhẹ nhàng, hít vào chậm, từ từ, thở ra chậm. Lưu ý tránh hít thở nhanh, gấp vì sẽ làm cho luồng khí vào phổi đột ngột, tạo kích thích gây nên cơn ho.
Để gìn giữ sức khỏe sau hậu Covid-19 bạn nên nói ít, nói vừa phải, không gắng sức trong tất cả mọi hoạt động để giảm nhịp thở nhanh gây kích ứng cơn ho.
Nên ngủ đúng giờ và đủ giấc, đặc biệt khi ngủ, hãy nằm đầu cao hoặc nằm nghiêng. Tư thế này sẽ giúp cho đường hô hấp mở, thông thoáng và ngăn ngừa các chất kích ứng cổ họng.
Để trị ho hiệu quả ngoài thuốc được bác sĩ tư vấn, chúng ta có thể ngậm các loại kẹo không đường, một số thảo dược có tác dụng giảm kích ứng họng.
Luôn lạc quan, đừng bị ám ảnh quá mức về triệu chứng ho và tình trạng hậu Covid-19 hoặc vấn đề tổn thương phổi. Tâm lý lo lắng gây ra stress, khiến cơ thể chậm hồi phục sau Covid-19.
Thực phẩm tốt cho F0
Súp gà: Theo một nghiên cứu, súp gà đã được coi như một phương thuốc chữa nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như ho. Khi nấu chín thực phẩm giàu protein như thịt gà, nó sẽ giải phóng axit amin cysteingiúp hỗ trợ điều trị ho nặng. Súp gà cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm thông mũi và làm loãng chất nhầy.
Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng virus và chống viêm. Chất allicin trong tỏi có thể giúp chống ho hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát. Thêm tỏi vào bất kỳ món ăn nào như cà ri hoặc súp để tăng hương vị và mang lại nhiều lợi ích. Ngoài ra, bạn có thể dùng tỏi bôi tại chỗ bằng cách cho vài tép tỏi vào dầu mè, đun nóng rồi đắp lên ngực hoặc bàn chân để giảm ho.
Gừng: Gừng là một trong những thực phẩm tốt nhất để chữa ho. Các hợp chất hoạt tính trong gừng như gingerol có đặc tính chống viêm mạnh. Nó có thể giúp thư giãn và làm dịu các cơ của đường hô hấp và điều trị nhiễm trùng nhờ đặc tính chống vi khuẩn. Để điều trị ho, bạn có thể uống trà gừng 3 lần/ngày.
Trái cây có múi: Người mắc Covid-19 có thể ăn đa dạng các loại trái cây tươi. Các loại trái cây có múi như cam và chanh chứa nhiều vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh và có thể giúp điều trị các triệu chứng ho ngay lập tức. Vitamin C trong các loại trái cây họ cam quýt mùa đông này cũng được biết đến với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và điều trị các vấn đề về cảm cúm, thở khò khè và viêm phế quản, có thể gây ho.
Dưa hấu: Dưa hấu là trái cây có giá trị dinh dưỡng với vị ngọt thanh mát, hấp dẫn. Loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, nhiều nước và chất xơ tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt vitamin C, A, lycopen có trong dưa hấu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể nên người mắc Covid-19 có thể ăn được nếu không có bệnh lý đặc biệt cần áp dụng chế độ ăn riêng.
Mật ong: Mật ong cũng là 1 chất kháng sinh tự nhiên tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Các axít amin hỗ trợ trị bệnh đường hô hấp (ho có đờm, ho khan), diệt virus, vi khuẩn an toàn và hiệu quả. Mật ong còn thúc đẩy hình thành tế bào mới, nhanh lành các tổn thương nơi niêm mạc họng để trị ho. Bạn có thể kết hợp mật ong với gừng, xả, tỏi, chanh... có thể làm giảm cơn ho hữu hiệu. Hơi ấm của mật ong kết hợp với thảo dược này sẽ làm dịu cơn đau họng và làm giảm đờm gây ho.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nha-co-f0-dang-ho-met-moi-hay-nghe-chuyen-gia-tu-van-nhung-luu-y-nay-a564722.html