Về tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Ngạt mũi (nghẹt mũi) là tình trạng bên trong khoang mũi có chứa nhiều chất dịch nhầy làm ngăn bít và làm hẹp đường dẫn không khí khiến cho việc hít thở của bé trở nên khó khăn hơn. Do vẫn ở giai đoạn sơ sinh nên trẻ chưa biết thở bằng miệng nên bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thở hơn, luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi luôn cảm thấy rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Những triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh thường đi kèm cùng dấu hiệu như trong mũi có đờm, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc có vẩy đặc trong mũi... Thông thường, một số trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi hoặc trẻ sơ sinh nghẹt mũi, khò khè, khó thở bỏ bú và quấy khóc.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Nếu các chất nhầy có quá nhiều trong mạch máu cũng như mô trong khoang mũi sẽ làm cho trẻ bị ngạt mũi. Tình trạng ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi có thể khiến cho trẻ sơ sinh thở khò khè, khó ngủ và dẫn đến viêm xoang nếu như không có cách điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do vi rút, vi khuẩn gây ra như cảm cúm, ho, sốt...hoặc do dị ứng.
Có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là mắc phải dị vật hoặc thức ăn vào trong mũi bé. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ, không nên tự ý lấy các dị vật ra khỏi mũi của bé.
Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Do đang trong giai đoạn sơ sinh nên trẻ không được sử dụng các loại thuốc nên các mẹ thường chủ yếu sử dụng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Những mẹo dân gian dưới đây sẽ giúp bé giảm thiểu được tình trạng này.
Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ
Nước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn, làm sạch mũi, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn tấn công khoang mũi. Bên cạnh đó, nhỏ nước mũi còn giúp làm mềm những vảy cứng, làm loãng các dịch nhầy trong khoang mũi, đẩy các dịch nhầy này ra ngoài.
Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. (Ảnh minh họa)
Sau khi nhỏ nước muối, ít nhất trong thời gian ngắn, bé cũng cảm thấy dễ thở, thoải mái hơn. Mỗi ngày, mẹ nên dùng nước muối sinh lý 0,9% và nhỏ từ 3-5 lần/ngày, đặc biệt là trước khi bé đi ngủ và cho bé bú.
Lưu ý: Khi nhỏ mẹ hãy đặt bé nằm ngửa, nhỏ nước muối vào từng bên mũi và chờ trong khoảng vài phút, lau sạch nước muối khi chảy ra ngoài. Không nhỏ quá 4 ngày liên tiếp vì có thể khiến dịch mũi trẻ bị khô.
Hút mũi cho trẻ
Việc này cũng sẽ giúp làm giảm dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ khiến bé cảm thấy dễ thở hơn. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dịch nhầy sẽ loãng hơn và mẹ hãy thực hiện hút mũi cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên dùng loại dụng cụ hút mũi chuyên dụng và vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện để tránh tình trạng viêm mũi nghiêm trọng và không hút quá nhiều lần trong ngày làm kích niêm mạc mũi của trẻ.
Tăng cường độ ẩm không khí trong phòng
Thời tiết quá khô và lạnh vào mùa đông hoặc nằm quá lâu trong phòng điều hòa cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Vì thế, cha mẹ nên bổ sung độ ẩm trong không khí bằng cách chạy máy giữ ẩm.
Tăng cường độ ẩm không khí trong phòng sẽ giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. (Ảnh minh họa)
Xông hơi
Hơi nước sẽ giúp làm dịch nhầy trong mũi loãng ra và cung cấp độ ẩm, làm mũi trẻ ấm hơn. Xông hơi bằng máy xông hơi chuyên dụng cũng có tác dụng giúp làm giảm ho, thông mũi, đặc biệt với những trẻ bị cảm lạnh.
Nâng cao đầu cho bé khi ngủ
Nâng cao đầu cho trẻ khi bé ngủ sẽ giúp bé dễ thở hơn và ngủ sâu giấc hơn. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn mỏng bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.
Tăng cữ bú cho trẻ
Khi thở quá nhiều, bé sẽ bị khô miệng, khô cổ họng và mất nước. Vì thế, mẹ hãy chú ý tăng cữ bú cho con để giúp cơ thể bé có thể cung cấp đầy đủ khoáng chất và nước, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Lưu ý, mẹ không nên cho bé bú quá no gây khó chịu, đầy bụng mà nên chia nhỏ từng cữ bú.
Dùng dầu tràm thoa vào lòng bàn tay, bàn chân
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, nghẹt mũi hoặc sổ mũi nhẹ mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm xoa nóng vào lòng bàn tay, chân bé, nhẹ nhàng massage rồi đi tất lại cho con. Khi xoa dầu vào lòng bàn chân và bàn tay sẽ giúp giữ ấm cơ thể con, giảm tình trạng khó thở. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng dầu tràm để hòa vào nước và tắm nhanh cho bé, hơi nước bốc lên từ dầu tràm sẽ khiến bé cảm thấy dễ thở hơn.
Dùng dầu tràm là mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh khá phổ biến. (Ảnh minh họa)
Để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khò khè, không chảy nước mũi nhưng luôn cảm thấy khó chịu, mẹ hãy đặt bé nghỉ ngơi thoải mái nhất, đảm bảo con được nghỉ ngơi trong môi trường thoáng khí, yên tĩnh và dễ chịu nhất.
Lưu ý khi chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh
- Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, động vật.
- Bổ sung thêm thực đơn dinh dưỡng của mẹ để tăng sức đề kháng cho bé.
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu có các biểu hiện bị ngạt mũi lâu ngày, nhiều dịch đờm, bỏ bú, khó thở...
Chi Chi
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/meo-chua-cho-tre-so-sinh-bi-ngat-mui-kho-khe-a566125.html