Không có sự cạnh tranh?
Theo thống kê trên trang dauthau.info, nhà thầu có thể trúng nhiều gói thầu ở một địa phương với những giá trị gói thầu khác nhau.
Nghiên cứu tìm hiểu ngẫu nhiên các gói thầu, phóng viên nhận thấy tỉ lệ tiết kiệm sau đấu thầu ở nhiều gói thầu rất thấp. Có nhà thầu trúng loạt gói thầu mua sắm, xây lắp tiền tỷ. Những gói thầu này có điểm chung là tỉ lệ tiết kiệm ở mức thấp.
Theo đó, công ty trúng gói thầu Xây lắp công trình có giá dự toán 5.234.000.000 đồng. So với giá dự toán, tỉ lệ tiết kiệm ở gói thầu này là 0,42%.
Một thời gian trước đó, công ty trúng gói Mua sắm với giá 11.745.777.000 đồng - tỉ lệ tiết kiệm chỉ ở mức 0,12%.
Tình trạng tiết kiệm thấp cũng xảy ra ở các gói thầu: tháng 3/2019, ban Quản lý Dự án lựa chọn công ty TNHH thực hiện gói thầu trị giá 8.000.819.000 đồng; gói thầu xây lắp trị giá 1.189.234.000 đồng, tỉ lệ tiết kiệm là 0,28%.
Gần nhất, gói thầu cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường vừa hoàn tất mở thầu qua mạng.
Cần tiến hành thanh kiểm tra làm rõ và xử lý
Trao đổi với PV Đời sống và Pháp luật, luật sư Nguyễn Cao Đạt (Giám đốc công ty Luật Nguyên Khang và Cộng sự) cho biết: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Nhằm mục đích tìm được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, tiết kiệm tối đa cho ngân sách Nhà nước. Tỉ lệ tiết kiệm sẽ là thước đo đánh giá cho mục tiêu về tính hiệu quả, tiết kiệm trong đấu thầu”.
“Vì vậy, việc trúng thầu sát giá với tỉ lệ tiết kiệm “khiếm tốn” thì vấn đề dư luận hoài nghi về sự minh bạch trong quá trình đấu thầu cũng là điều dễ hiểu. Do đó các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thanh kiểm tra làm rõ và xử lý theo quy định.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” - vị luật sư cho hay.
“Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính177 về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồ
ng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/hien-tuong-doc-quyen-nha-thau-va-dau-hoi-can-lam-ro-a567144.html