Trẻ hay ốm và nguy cơ mắc bệnh cao
Thời gian gần đây, khi thời tiết chuyển mùa, bé Hạnh Mai (2 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cứ liên tục bị sổ mũi, ho, chỉ trong hơn 1 tháng mà bé đã 2 lần mắc viêm phế quản phải vào bệnh viện thăm khám và dùng kháng sinh điều trị. Chị Hạnh, mẹ bé rất sốt ruột khi thấy tần suất ốm của con gái nhiều lên làm con sụt đi trông thấy. Chị nói: ‘chỉ mong con qua đốt này, đề kháng tốt hơn sẽ ít ốm đau’.
Cùng tâm trạng với chị Hạnh, chị Lan ở Thanh Xuân (Hà Nội) cũng chia sẻ lo lắng, buồn phiền khi con trai Tuấn Anh 18 tháng liên tục ho, sổ mũi. Mà mỗi lần bé ốm ‘chỉ hôm trước hôm sau là thành viêm họng nặng, con phải dùng kháng sinh, kháng viêm, rồi khí dung… Vừa thương con mà bố mẹ cũng thêm áp lực’.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Y tế, tính từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi khoảng 19,2% tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong số này nhiều trẻ mắc hậu COVID-19 với các biểu hiện lâm sàng hoặc di chứng kéo dài. Một vài trường hợp bệnh nhi được ghi nhận gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) hậu COVID-19.
Các dịch bệnh mùa hè khác như tay chân miệng, viêm đường hô hấp cấp… cũng đang gia tăng, khiến nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện điều trị.
Tâm trạng lo lắng, buồn phiền kèm với mong muốn con nhanh ‘qua đốt’ ốm đau, con an toàn qua mùa dịch bệnhcủa 2 bà mẹ trên cũng là tâm trạng chung của nhiều cha mẹ khác có con nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên ít mẹ hiểu rõ lý do tại sao bé lại có những giai đoạn khó khăn và hay bị bệnh giống nhau như thế. Do vậy cũng sẽ khó khăn để có được biện pháp khắc phục phù hơp.
Khoảng trống miễn dịch ở trẻ
Trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dễ bị nhiễm bệnh do virus vi khuẩn.
Hệ miễn dịch khoẻ mạnh là yếu tố quan trọng để trẻ có khả năng phòng và chống lại bệnh tật. Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh thường rất tốt nhờ có hệ thống kháng thể IgG trẻ được mẹ truyền cho trong giai đoạn bào thai. Kết hợp với Kháng thể được mẹ truyền qua sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh, các kháng thể này tạo thành hệ miễn dịch ‘thụ động’ để bảo vệ bé khoẻ mạnh.
Tuy nhiên miễn dịch ‘thụ động’ không tạo ra được sức đề kháng lâu dài vì lượng kháng thể mẹ truyền cho này bắt đầu giảm mạnh sau khoảng 6 tháng. Trái ngược với miễn dịch “thụ động” là hệ miễn dịch chủ động hay miễn dịch tự thân của chính bản thân cơ thể trẻ tại thời điểm trẻ sinh ra thì lại rất yếu. Lúc mới sinh, cơ thể trẻ chưa tự tạo được kháng thể. Hệ miễn dịch chủ động cần thời gian để phát triển, hoàn thiện và phải đến năm 3-4 tuổi, cơ thể trẻ mới có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn, và lúc đó hệ miễn dịch mới đủ khoẻ mạnh để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. Như vậy, khoảng thời gian chuyển tiếp từ lúc kháng thể dự trữ từ mẹ truyền cho không còn, cho tới khi cơ thể tự sản sinh ra lượng kháng thể đủ cao, thì cơ trẻ có sự thiếu hụt kháng thể, hệ miễn dịch yếu, và trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Giai đoạn này kéo dài từ khoảng 6 tháng tuổi tới khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi và được các các chuyên gia gọi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch.
Ở giai đoạn khoảng trống miễn dịch trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, tay chân miệng…) hoặc các tác nhân dị ứng, ô nhiễm môi trường…Đặc biệt, với COVID -19, trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch cũng nhạy cảm hơn với cả nguy cơ nhiễm covid-19, lẫn các ảnh hưởng sức khoẻ của giai đoạn hậu covid. Hầu hết mọi trẻ đều có giai đoạn khoảng trống miễn dịch này. Đó cũng là lý do các mẹ đều thấy các con cùng tầm tuổi đi học đều rất dễ ốm, rất dễ mắc bệnh.
Do vậy, việc bổ sung dinh dưỡng miễn dịch để tăng cường kháng thể, nâng cao miễn dịch cho trẻ nhỏ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch để bảo vệ bé phòng bệnh là một trong những biện pháp hiệu quả được nhiều mẹ quan tâm gần đây.
Chuẩn bị nền tảng miễn dịch tốt: Giải pháp từ kháng thể IgG
Tại Hội thảo Khoa học Dinh dưỡng Miễn dịch Giai đoạn II (2022-2024) do Bộ Y tế phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia nhi khoa cho rằng, để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của hậu COVID-19 cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khác, trẻ cần chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện sức khoẻ, cải thiện các chức năng cho cơ thể.Đặc biệt "Dinh dưỡng miễn dịch rất tiềm năng trong mục tiêu tăng cường và cải thiện miễn dịch cho nhiều đối tượng kể cả trên trẻ em và người lớn. Trong đó, kháng thể IgG từ sữa non là thành phần dinh dưỡng miễn dịch có tác dụng trực tiếp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch" – PGS.TS.BS Diệu Thúy nói.
BS Diệu Thúy chia sẻ thêm, kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa. Kháng thể này cũng có các hoạt tính sinh học khác giúp ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, bổ sung kháng thể IgG từ sữa non bò có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ, giúp giảm số lần mắc bệnh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khoẻ từ bên trong chính là cách mà cha mẹ bảo vệ bé tốt nhất trong mùa dịch bệnh như hiện nay.
"Như vậy, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ và khoa học hoàn toàn có thể giúp trẻ có được sự phát triển vượt trội cả về thể chất, trí tuệ và miễn dịch. Miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh do virus, vi khuẩn, và chắc chắn là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện" – PGS.TS.BS Diệu Thúy cho biết.
Sữa non ColosIgG 24h từ Mỹ có trong sản phầm ColosBaby giúp bé miễn dịch khoẻ, phát triển toàn diện từ bên trong, trở thành "nhà vô địch miễn dịch" của mẹ ColosBaby xuất hiện như một giải pháp đã được bảo chứng: Đi cùng Bộ Y tế, chuyên gia, chứng nhận lâm sàng, sử dụng nguyên liệu sữa non colosIgG 24h độc quyền từ Mỹ... |
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/chuyen-gia-nhi-khoa-chi-cach-lap-day-khoang-trong-mien-dich-cho-tre-a568026.html