Đề xuất chi hơn 1800 tỷ đồng xóa bỏ 2 trạm thu phí trên QL91

Bộ GTVT đề xuất phương án xóa bỏ cả 2 trạm thu phí trên QL91. Chi phí 1800 tỷ đồng được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư trạm thu phí bị gỡ bỏ.

Đề xuất trên được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng nhà đầu tư phải dừng thu phí trạm T2 (QL91 đoạn qua Cần Thơ) từ ngày 25/5/2019  để đảm bảo an ninh trật tự, tránh ùn tắc trước phản ứng của người dân.

Điều này dẫn tới doanh thu hoàn vốn và phương án và phương án trả nợ theo phương án trả nợ theo phương án tài chính dự án không được bảo đảm như kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, doanh thu chỉ đạt 50% năm 2020 và 36% vào năm 2021.

Sau khi chủ động cùng địa phương và nhà đầu tư nghiên cứu các giải pháp, phương án xử lý, Bộ GTVT đề xuất và đánh giá 2 phương án:

  Ưu điểm Nhược điểm
Phương án 1: Chỉ xóa bỏ trạm thu phí T2 và giữ lại trạm T1 để tiếp tục thu phí trên QL91 Nhà nước không phải bố trí kinh phí để thanh toán cho nhà đầu tư Không khả thi, không giải quyết dứt điểm tồn tại dự án do chỉ thu phí tại trạm T1 không bảo đảm doanh thu theo hợp đồng đã ký dẫn đến phá vỡ phương án tài chính và không thể hoàn vốn.
Phương án 2: Xóa bỏ cả hai trạm thu phí T1 và T2 trên QL91, chấm dứt hợp đồng trước hạn với nhà đầu tư. Phương án này giải quyết triệt để các tồn tại, vướng mắc của dự án, đáp ứng các quy định của hợp đồng và pháp luật, khả thi để thực hiện Nhà nước cần bố trí vốn ngân sách khoảng hơn 1.800 tỷ đồng thanh toán cho nhà đầu tư để chấm dứt hợp đồng trước hạn, xóa bỏ trạm thu phí T1 và T2 trên QL91

Bộ GTVT kiến nghị giải pháp xử lý theo phương án 2 là chấm dứt hợp đồng trước hạn, bố trí vốn nhà nước để thanh toán chi phí cho nhà đầu tư, xóa bỏ trạm thu phí T1 và T2 trên QL91.

Bộ GTVT đã báo cáo phương án này và được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kết luận tại Thông báo số 158/TB-VPCP  ngày 26/5/2022 của Văn phòng Chính phủ “cơ bản thống nhất phương án đề xuất của Bộ GTVT để giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập trạm thu phí dự án.”

QL91 được đầu tư bởi CTCP Đầu tư QL91 Cần Thơ An Giang và được đưa vào khai thác từ tháng 4/2016 và đoạn tuyến QL91B từ tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư hai dự án nâng cấp QL91 và QL91B nói trên là 1.720 tỷ đồng .

Theo phản ánh, các tài xế phản đối kịch liệt từ tháng 5/2019 do sự vô lý trong các đặt trạm thu, họ đi từ tỉnh An Giang qua ngã ba Lộ Tẻ rồi lên cầu Vàm Cống, chỉ sử dụng vài trăm mét QL91 nhưng phải trả phí cho cả tuyến đường. Số tiền phí BOT phải bỏ ra còn cao hơn vé qua phà Vàm Cống trước đây. Do quá vô lý nên họ không đồng ý mua vé qua trạm, dẫn đến ùn ứ, ách tắc tại trạm thu phí T2.

 

Đăng Đức

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/de-xuat-chi-hon-1800-ty-dong-xoa-bo-2-tram-thu-phi-tren-ql91-a569517.html