Lần đầu tiên tại Việt Nam, kỹ năng ứng phó “bắt nạt học đường” được đưa vào giảng dạy

Thực tế người lớn chúng ta cũng đều đã từng trải qua “bắt nạt học đường” khi còn nhỏ. Nhưng trong xã hội ngày nay, nếu các bậc phụ huynh cứ nghĩ đấy chỉ là xích mích con trẻ, không có gì đáng bận tâm thì đây thực sự là một sai lầm.

Thời gian gần đây, vấn nạn “Bắt nạt học đường” đã trở nên nổi trội, luôn thu hút sự quan tâm của các phụ huynh, thậm chí có những trường hợp đã bị đẩy lên cao trào và phải cần đến sự can thiệp của cơ quan chính quyền. Bạn thấy những gì đang xảy ra, nhưng liệu bạn đã thực sự có giải pháp hoặc phương án bảo vệ con mình trong mọi trường hợp? Hãy cùng tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia nhé.

"Bắt nạt" nay đã khác xưa

Trẻ con ngày nay rất khác thế hệ của chúng ta ngày trước. Bắt nạt học đường không chỉ dừng lại ở những hành động xích mích nay làm mai quên. Bắt nạt học đường diễn ra dưới nhiều hình thức từ tác động tâm lý như lời nói, tẩy chay, quấy rối cho đến những tác động vật lý như xô xát, thậm chí là có sự tham gia của người lớn và diễn ra dai dẳng, không chỉ là tại trường lớp mà còn xảy ra cả trên online, mạng xã hội. Hậu quả của bắt nạt học đường có thể ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý, sự tự tin và sự phát triển lành mạnh của trẻ, vô tình việc xem nhẹ những điều tưởng chừng như rất đơn giản sẽ trở thành một rào cản để con có thể thực sự phát triển toàn diện những tiềm năng của mình.

Không chỉ là vấn đề của Việt Nam

Vậy trong trường hợp bị bắt nạt, con nên “một điều nhịn bằng chín điều lành” hay dũng cảm đáp trả? Thông qua giáo dục, con có thể có được những kiến thức và kỹ năng tự bảo mình không? Ông Gary Spinks - một chuyên gia giáo dục Anh Quốc nhiều năm kinh nghiệm cho biết: “Bố mẹ dạy con im lặng hay đánh trả thực tế đều chưa phải cách phản ứng khôn ngoan. Bởi lẽ nếu dạy con im lặng, lâu dài đứa trẻ lớn lên trong sự thụ động, cam chịu, đánh mất sự tự tin và rất có thể con sẽ tiếp tục bị bắt nạt. Ngược lại cổ vũ cho con đáp trả sẽ khiến căng thẳng leo thang và bản chất cũng không giải quyết được triệt để nạn bắt nạt.”

Cũng theo ông Gary, cách tốt nhất để ứng phó với nạn bắt nạt là dạy trẻ phản ứng một cách bình tĩnh. Đồng thời trang bị cho trẻ những kỹ năng về trí tuệ cảm xúc, dạy trẻ nhận thức về hậu quả cũng như các ảnh hưởng có thể có từ các hành động của con đối với người khác. Ở những quốc gia phát triển, chương trình giáo dục của họ luôn có một phần nội dung để giúp trẻ có thể phòng tránh và có được sự chuẩn bị tốt nhất trong những tình huống “bắt nạt”, hệ thống giáo dục tiên tiến đã giúp họ tạo điều kiện cho các thế hệ tiếp theo có thể nắm bắt được một trong những kỹ năng tương lai này.

Khi người bị bắt nạt cảm thấy không bị tổn thương, họ sẽ không là nạn nhân

Khi con bị bắt nạt bố mẹ có thể hướng dẫn con cách bày tỏ quan điểm một cách khéo léo với người đã bắt nạt con thay vì dạy con im lặng hay đánh trả. Ví dụ như, nếu con bị nói xấu, con có thể nói: “Mình biết bạn đang nói những gì sau lưng mình. Mình không thích điều này. Bạn nên dừng lại ở đây”. Còn nếu như bạn gọi thẳng tên con để trêu chọc, con có thể nói: “Tớ không quan tâm. Bạn thất bại rồi nếu muốn làm tớ tức giận.”

Tuy là chúng ta có chung một từ “Bắt nạt học đường” để đề cập tới việc này, nhưng thực tế cho thấy bắt nạt học đường đang diễn ra ở rất nhiều tình huống khác nhau, và sẽ không có một phương án phù hợp với tất cả những tình huống, do đó việc chuẩn bị tốt cho con sẽ là thực tập trên nhiều tình huống, để khi sự việc có xảy ra thì con sẽ không bị bất ngờ, qua đó lợi ích đầu tiên con sẽ hạn chế được việc cảm thấy bị tổn thương, và sau đó là lợi ích của việc con giữ được bình tĩnh để đưa ra phản ứng phù hợp. Các sự vụ “Bắt nạt” gần đây thường bị leo thang vì phản ứng theo cảm xúc, nếu thay vào đó là phản ứng được chuẩn bị thì trẻ có thể chủ động chấm dứt những tình huống bị bắt nạt.

Cần có sự tham gia của xã hội và tập thể:

Về lâu dài, một môi trường học đường lành mạnh, đẩy lùi “bắt nạt học đường” vẫn luôn cần sự chung tay của bố mẹ, nhà trường và cả xã hội. Bắt nạt học đường sẽ không thể diễn ra nếu có sự can thiệp, xử lý của bên thứ ba. Phương pháp giáo dục dài hạn tốt nhất được nhiều chuyên gia đồng tình đó là giáo dục tất cả mọi người trở thành một bên thứ ba hiệu quả cho các trường hợp bắt nạt. Từ phụ huynh, giáo viên, thậm chí các bé cũng cần lên tiếng như thế nào khi chứng kiện ai đó đang bị bắt nạt. Chỉ khi tạo ra một cộng đồng chung tay thì chúng ta mới cùng nhau bảo vệ các nạn nhân và hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc từ “Bắt nạt học đường”.

Anti-bullying - Kỹ năng tương lai cho thế hệ tiếp theo

Khi mà các nước Âu và Mỹ xem đây là một trong những kỹ năng tương lai được đưa vào trong nội dung giáo dục, tại Việt Nam các hệ thống giáo dục tiên tiến cũng đã bắt nhịp. Tại Apollo English, “Anti-bullying” (tạm dịch: kỹ năng chống bắt nạt học đường) là một học phần bắt buộc, như là một trong chuỗi những bài học kỹ năng tương lai thông qua việc dạy tiếng Anh cho con. Chúng tôi đã làm việc với những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục, bằng cách đưa ra các tình huống bắt nạt khác nhau, giáo viên hướng dẫn con vào vai các nhân vật với các cách phản ứng từ im lặng, đáp trả cho đến bày tỏ quan điểm. Từ đó các con có thể tự nhận ra mình nên phản ứng như thế nào. Trẻ được thực tập tình huống, không bị bất ngờ sẽ ít bị tổn thương. Biết cách phản ứng hợp lý và có sự chuẩn bị, trẻ có thể chấm dứt hành vi bắt nạt hoặc ít nhất không khiến sự việc leo thang như khi phản ứng theo cảm xúc.

Một lớp học tiếng Anh lồng ghép kỹ năng tại Apollo English

Ông Gary Spinks là chuyên gia giáo dục Anh Quốc nhiều năm kinh nghiệm. Ông từng có thời gian công tác tại các tổ chức giáo dục lớn tại nhiều nước trên thế giới như: Cộng hòa Áo, Colombia, Indonesia… Hiện tại ông đang giữ vai trò Giám đốc học vụ cấp cao tại Tổ chức Giáo dục & Đào tạo Anh ngữ hàng đầu Việt Nam - Apollo English.

Nhằm góp phần vào những nỗ lực chống lại "bắt nạt học đường", Apollo English tới đây sẽ mở lớp miễn phí về kỹ năng "ứng phó với bắt nạt học đường" do chính các giáo viên nước ngoài giàu kinh nghiệm giảng dạy. Phụ huynh hãy theo dõi fanpage của Tổ chức này để được cập nhật và đăng ký tham gia.

Tham khảo thêm về Apollo English:

https://bit.ly/3OiQIeV

Hotline: 1900 292970

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/lan-dau-tien-tai-viet-nam-ky-nang-ung-pho-bat-nat-hoc-duong-duoc-dua-vao-giang-day-a572284.html