Gừng: Cực tốt và cực độc, biết để tốt cho sức khỏe

Gừng là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt.

Những lợi ích của củ gừng đối với sức khỏe

Giảm khó chịu của dạ dày: Ăn gừng cũng có thể giúp giảm đau bụng. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc điều trị buồn nôn và nôn - hai triệu chứng của chứng đau dạ dày.

Giúp hạn chế chóng mặt, buồn nôn: Gừng là một loại thảo dược tốt để điều trị chứng buồn nôn do chóng mặt. Có thể dùng dưới dạng trà gừng (pha mật ong cho dễ uống), hoặc hãm gừng tươi với nước nóng, để ấm rồi uống…

Tốt cho hệ tiêu hóa: Gừng làm giảm khí do quá trình lên men của vi khuẩn đường ruột trong quá trình tiêu hóa. Các enzyme trong gừng giúp cơ thể tống khí ra ngoài, giảm bớt những cảm giác khó chịu.

Gừng cũng có tác dụng có lợi đối với các enzyme trypsin và lipase tuyến tụy hỗ trợ tiêu hóa trong ruột non, do đó, tiêu thụ gừng rất tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng táo bón.

Giảm viêm khớp: Sử dụng gừng thường xuyên có thể giúp giảm viêm trong viêm khớp dạng thấp, đau cơ và khớp...

Đời sống - Gừng: Cực tốt và cực độc, biết để tốt cho sức khỏe

Gừng có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, nhưng cần được sử dụng đúng cách, đúng đối tượng để phát huy tác dụng một cách tốt nhất.

Dùng quá nhiều gừng có gây hại sức khỏe?

Gừng mang lại nhiều lợi ích, nhưng có một số tác dụng phụ của gừng mà bạn nên lưu ý để tránh sử dụng quá nhiều.

Gây tiêu chảy: Ăn quá nhiều gừng có xu hướng đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn và phân qua ruột, dẫn đến cảm giác bồn chồn và suy nhược. Vì vậy, cần cẩn thận khi bạn có ý định định thêm gừng vào chế độ ăn uống. Tốt hơn hết là bạn nên hỏi chuyên gia về số lượng bạn cần ăn.

Dùng nhiều gừng có thể gây chảy máu: Tiêu thụ quá nhiều gừng sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề chảy máu. Được biết, gừng có thể gây chảy máu do đặc tính chống kết tập tiểu cầu (làm loãng máu). Vì vậy, hãy cẩn thận với lượng gừng khi tiêu thụ. Bất cứ thứ gì vượt quá số lượng khuyến nghị đều có thể gây hại cho sức khỏe.

Ăn gừng khi đói gây khó chịu bụng: Gừng có xu hướng kích thích bài tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bụng đói, nó gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và khó chịu ở dạ dày. Chất gingerol có trong gừng gây kích ứng niêm mạc dạ dày bằng cách làm cho nó tiết ra nhiều axit hơn, như vậy sẽ bị chướng bụng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần tránh ăn gừng.

Miệng bị kích ứng: Tiêu thụ quá nhiều gừng sẽ gây ra hội chứng dị ứng đường miệng. Một số người bị dị ứng với gừng có thể gặp phải tình trạng sưng miệng, kích ứng hoặc đau sau khi ăn gừng. Vì vậy, bạn cần phải cảnh giác và kiểm tra xem mình có bị dị ứng với gừng hay không. Ngừng dùng gừng ngay lập tức nếu bạn bị ngứa miệng.

Vấn đề về tim mạch: Tiêu thụ gừng hàng ngày (liều cao) có thể có một số tác động tiêu cực đến tim mạch: Gây tăng huyết áp, tim đập nhanh…

Ăn nhiều gừng có thể dị ứng da và mắt: Tiêu thụ quá nhiều gừng cũng có thể dẫn đến một số dị ứng như: Phát ban trên da, đỏ mắt, khó thở, ngứa, sưng môi và ngứa mắt, tất cả đều có thể khởi phát khi dùng quá nhiều gừng.

Bất lợi với người mang thai: Gừng, khi tiêu thụ với liều lượng cao có thể dẫn đến các cơn co thắt tử cung sớm, do đó, nên tránh ăn nhiều gừng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là nửa cuối của chu kỳ thai nghén. Ăn quá nhiều gừng cũng có thể gây ra chứng ợ nóng nghiêm trọng và trào ngược axit trong thời kỳ mang thai.

 

Trúc Chi

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/gung-cuc-tot-va-cuc-doc-biet-de-tot-cho-suc-khoe-a573060.html