Cá hồi đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Loại cá này chứa nhiều axit béo omega-3 giúp chống lại bệnh tim mạch, ung thư, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh viêm khớp dạng thấp... Omega-3 đặc biệt quan trọng và cần thiết cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Cá hồi còn chứa nhiều vitamin B12 giúp giữ cho máu và các tế bào thần kinh luôn hoạt động và giúp cơ thể tạo ra ADN. Ngoài ra, cá hồi cũng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, kali, selen và nhiều chất chống oxy hóa, đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải loại cá hồi nào cũng đều có hàm lượng dinh dưỡng như nhau. Trên thực tế, cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi có tác động khác nhau đối với sức khỏe.
Cá hồi hoang dã là cá được đánh bắt tự nhiên trên biển, sông hồ. Còn cá hồi nuôi là cá nuôi trồng trong các trang trại. Trong khi cá hồi hoang dã ăn các sinh vật khác được tìm thấy trong môi trường tự nhiên của chúng, cá hồi nuôi được cung cấp một loại thức ăn giàu chất béo, chế biến cao để tạo ra giống cá lớn.
Hàm lượng dinh dưỡng của cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi là khác nhau. Cụ thể là:
198 g cá hồi hoang dã | 198 g cá hồi nuôi | |
Calo | 281 | 412 |
Đạm | 39 mg | 40 mg |
Chất béo | 13 mg | 27 mg |
Chất béo chuyển hóa | 1,9 mg | 6 mg |
Omega-3 | 3,4 mg | 4,2 mg |
Omega-6 | 341 mg | 1.944 mg |
Cholesterol | 109 mg | 109 mg |
Canxi | 2,4% RDI | 1,8% RDI |
Sắt | 9% RDI | 4% RDI |
Magie | 14 % RDI | 13 % RDI |
Phốt pho | 40 % RDI | 48 % RDI |
Kali | 28 % RDI | 21 % RDI |
Kẽm | 9% RDI | 5% RDI |
Muối | 3,6% RDI | 4,9% RDI |
Sự khác biệt về dinh dưỡng giữa cá hồi hoang dã và nuôi là rất rõ ràng. Cá hồi nuôi có chất béo cao hơn nhiều so với cá hồi hoang, chứa nhiều omega-3 và omega-6 hơn và gấp ba lần lượng chất béo bão hòa, đồng thời cũng chứa thêm 46% calo - chủ yếu là từ chất béo. Ngược lại, cá hồi hoang dã có nhiều khoáng chất, bao gồm kali, kẽm và sắt.
Hai chất béo không bão hòa đa chính là axit béo omega-3 và omega-6. Những axit béo này đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. 2 loại chất béo này còn được gọi là axit béo thiết yếu, hoặc EFA, bởi vì cơ thể cần chúng để hoạt động bình thường. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa omega-3 và omega-6 là rất quan trọng. Hầu hết người tiêu dùng ngày nay đều tiêu thụ quá nhiều omega-6, làm biến dạng sự cân bằng giữa 2 axit béo này.
Nhiều nhà khoa học suy đoán rằng điều này có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và có thể đóng vai trò trong việc gây ra các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim. Trong khi cá hồi nuôi có tổng số chất béo gấp 3 lần cá hồi hoang dã, một phần lớn các chất béo này là axit béo omega-6. Vì lý do này, tỷ lệ omega-3 trên omega-6 trong cá hồi nuôi cao hơn 3 lần so với cá hồi tự nhiên.
Tuy nhiên, tỷ lệ cá hồi 1:3 này vẫn rất đủ cân bằng và an toàn để tiêu thụ, chỉ kém hơn cá hồi hoang dã với tỷ lệ 1:10. Cả cá hồi nuôi và cá hồi hoang đều cho thấy sự cải thiện lớn về lượng omega-3 đối với người sử dụng. Trong một nghiên cứu kéo dài bốn tuần ở 19 người, ăn cá hồi Đại Tây Dương nuôi 2 lần mỗi tuần đã làm tăng nồng độ omega-3 DHA trong máu lên 50%.
Cả cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi đều có khả năng ăn các chất gây ô nhiễm từ nước nơi chúng sống hoặc ăn các thức ăn ô nhiễm.
Trong khi một nghiên cứu năm 2005 cho thấy cá hồi nuôi có nồng độ chất gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với cá hồi hoang dã. Cả cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi đều được chứng minh là có chứa PCB và dioxin, các hợp chất tổng hợp từng được sử dụng trong các quy trình công nghiệp và thương mại. Có nhiều bằng chứng cho thấy PCB và dioxin có thể gây ra bệnh ung thư ở người. Tuy nhiên không thể phủ nhận lợi ích mà cá hồi mang lại.
Thủy ngân là một kim loại nặng có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Trong cá hồi có chứa thủy ngân nhưng với nồng độ rất thấp. Cá hồi đứng đầu trong danh sách các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA.
Ngoài ra, cá hồi nuôi có thể có hàm lượng arsen cao hơn cá hồi hoang dã, nhưng đồng thời cũng chứa hàm lượng coban, đồng và cadmium cao hơn. Những kim loại này đều có hàm lượng thấp trong cả cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã, không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Do mật độ cá trong nuôi trồng thủy sản cao, cá nuôi thường dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật hơn cá tự nhiên. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường sử dụng thuốc kháng sinh khi nuôi cá. Do việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản không phải lúc nào cũng được kiểm soát nên nó có thể gây ra vấn đề lớn.
Sử dụng kháng sinh khi nuôi cá không chỉ ảnh hưởng tới môi trường mà còn nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng. Nếu hấp thụ quá nhiều có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, quá mẫn với thuốc kháng sinh, thậm chí gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
Tuy có sự khác nhau giữa mật độ chất dinh dưỡng, việc sử dụng cá hồi nuôi vẫn có tác dụng rất tích cực lên sức khỏe. Ngoài ra, cá nuôi thường có xu hướng lớn hơn và cung cấp nhiều omega-3 hơn.
Cá hồi hoang dã có giá thành cao hơn nhiều so với cá nuôi và có thể không phù hợp để tiêu thụ thường xuyên đối với nhiều người. Tuy nhiên, do sự khác biệt về môi trường và chế độ ăn uống, cá hồi nuôi có chứa các chất gây ô nhiễm có khả năng gây hại cao hơn nhiều so với cá hồi hoang dã. Mặc dù các chất gây ô nhiễm này được cho là an toàn để người bình thường có thể tiêu thụ một lượng vừa phải, một số chuyên gia khuyên rằng trẻ em và phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cá hồi hoang dã để đảm bảo tối đa nguy cơ có hại.
Nguồn tham khảo: Wild vs. Farmed Salmon: Which Type of Salmon Is Healthier? - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 27/8/2021. |
THEO K.H
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/an-ca-hoi-nuoi-co-doc-khong-khac-biet-it-biet-giua-ca-hoi-nuoi-va-ca-hoi-hoang-da-a574620.html