Theo Sohu, chị Vương (48 tuổi, ở Trung Quốc) làm công việc dọn dẹp tại một công ty, vì lương không cao nên mỗi ngày đều cố gắng mang cơm trưa đi làm. Vài tháng gần đây, chị cảm thấy không được khỏe, thường xuyên chóng mặt, chân tay yếu ớt.
Ban đầu, người phụ nữ nghĩ đơn giản rằng bản thân mệt mỏi do khối lượng công việc quá lớn. Tuy nhiên, cách đây vài ngày, chị bất ngờ ngất xỉu ở công ty và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Qua kiểm tra, bác sĩ nhận thấy lượng đường trong máu của chị Vương cao tới 24,7mmol/L, trong khi đó chỉ số của người bình thường chỉ là 5 - 7,2mmol/l. Người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Được biết, chị Vương có chế độ ăn khá khoa học nhưng lại lạm dụng mỡ lợn. Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo - Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật, những người có đường huyết cao không thích hợp để tiêu thụ mỡ lợn, rất dễ làm tăng đường huyết.
Sở dĩ như vậy là bởi so với các loại dầu ăn, hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn rất cao, chiếm khoảng 40%. Nếu người bị tăng đường huyết ăn qua nhiều thì sẽ dễ gây rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa lipid và chuyển hóa đường, khiến tình trạng bệnh không ổn định, rất dễ gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Trung Quốc cho thấy những người thường xuyên ăn mỡ lợn và dầu đậu phộng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn, nguy cơ mắc bệnh lần lượt tăng là 31% và 36%.
Ngoài mỡ lợn, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn những thực phẩm sau:
Thực phẩm ngọt
Bánh kẹo, nước ngọt… là các thực phẩm chứa nhiều đường hóa học nhân tạo, dễ khiến lượng đường trong máu tăng, khó hồi phục bệnh. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần lưu ý khi ăn nhưng thực phẩm chứa đường tự nhiên như mía, hoa quả chín.
Chất béo bão hòa
Các thực phẩm chứa nhiều mỡ như thịt heo, nội tạng động vật, trứng… cũng không thích hợp với người bị tiểu đường. Đặc biệt, người bệnh không nên ăn thực phẩm đóng hộp như mì ăn liền, các thực phẩm gói sẵn như xúc xích, thức ăn nhanh do chúng chứa nhiều cholesterol, chất bảo quản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì, khó kiểm soát đường huyết.
Thực phẩm nhiều tinh bột
Người mắc bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng tinh bột. Vì thế, cần lưu ý khi ăn cơm, bún, phở, cháo…, tránh vượt quá mức cho phép. Ngoài ra, những loại củ quả như khoai tây, ngô… cũng không nên ăn quá nhiều.
Trái cây khô
Trái cây khô thường được sấy và chứa nhiều đường, càng khiến lượng trong máu tăng cao, không có chức năng ngăn chặn và đẩy lùi bệnh. Người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên ăn trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam, quýt….
Tuy các loại trái cây có thể cung cấp một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) nên giúp lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp, bên cạnh đó, cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng kiểm soát lượng đường trong máu.
Sữa, bơ, phomai
Đây là các thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng không hoàn toàn phù hợp với người bị tiểu đường. Chất béo trong sữa, bơ hay phô mai góp phần làm giảm đề kháng và hạn chế sự sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Bia, rượu, đồ uống có cồn
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, cần tránh xa bia, rượu, Những đồ uống này khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xầu một cách nhanh chóng, khó kiểm soát.
Đinh Kim
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-phu-nu-48-tuoi-bong-ngat-xiu-o-cong-ty-bac-si-neu-nguyen-nhan-bat-ngo-a575678.html