Ngân hàng nhà nước: Giám sát tăng tín dụng để có cơ sở điều hành

Ngân hàng nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2022, bao gồm việc sẽ tiếp tục giám sát tăng tín dụng để có cơ sở điều hành thời gian tới

tin dung dspl 2392022                                                        Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tổ chức buổi họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2022 vào sáng 23/9. Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú thông tin, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6-6,5% và lạm phát khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phẩn kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Liên quan đến hoạt động điều hành lãi suất, trước những tác động của tình hình thế giới và các chính sách tài chính tiền tệ của các nước đến nền kinh tế nước ta và tình hình nội tại của nền kinh tế trong nước, để thực hiện các mục tiêu đặt ra của chính sách tiền tệ, NHNN quyết định điều chỉnh các mức lãi suất, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 9 năm 2022; cụ thể như sau: (i) Quyết định số 1606/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2022 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD). Theo đó, tăng lãi suất tái cấp vốn từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm. (ii) Quyết định số 1607/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2022 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,2%/năm lên 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4,0%/năm lên 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, NHNN sẽ vận động các tổ chức tín dụng đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả quản trị, cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và nghiên cứu giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Trong điều hành tỷ giá, trong quý III/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng (áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng; đồng USD quốc tế tăng giá mạnh; Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh, mạnh hơn; xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới; căng thẳng Nga – Ukraine,…). Trong bối cảnh đó, NHNN tiếp tục chủ động điều hành tỷ giá, phù hợp, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ khác nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Về điều hành tín dụng thời gian qua, Lãnh đạo NHNN cho biết, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6-6,5% và lạm phát khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trong bối cảnh hiện nay việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phẩn kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Theo đó, tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, NHNN sẽ vận động các tổ chức tín dụng đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả quản trị, cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và nghiên cứu giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Từ diễn biến của thị trường trong nước và thế giới hiện nay, để đảm bảo mục tiêu kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2022 và những năm tiếp theo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay: chính sách tiền tệ sẽ được NHNN tiếp tục điều hành chính sách thận trọng, linh hoạt, đồng bộ; phối hợp với chính sách tài khóa để đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Bên cạn việc điều chỉnh lãi suất đảm bảo theo hướng phù hợp với diễn biến lạm phát trong và ngoài nước, NHNN cũng sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, phù hợp với thị trường tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ. "Duy trì trạng thái ngoại tệ hợp lý theo cung cầu thị trường; cung ứng ngoại tệ hợp lý cho các ngân hàng và doanh nghiệp"- Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Liên quan đến hạn mức tăng trưởng tín dụng, nhà điều hành cho biết tiếp tục đặt ra con số 14% trong năm 2022, và có thể xem xét điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên từ nay đến cuối năm mục tiêu kiểm soát lạm phát là quan trọng nên sẽ bám mục tiêu này. NHNN đang theo dõi, giám sát để đánh giá kịp thời việc tăng trưởng tín dụng của năm nay để có cơ sở điều hành cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Đồng thời, tiếp tục tập trung vốn ưu tiên cho lĩnh vực cần ưu tiên, duy trì lãi suất cho vay theo quy định hiện hành đối với các đối tượng ưu tiên.Tiếp tục triển khai hỗ trợ 2% lãi suất cho các đối tượng thụ hưởng chính sách này, có nhiều chính sách để triển khai hiệu quả, tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Tiếp tục kiểm soát rủi ro trong đầu tư tín dụng ở những lĩnh vực nhạy cảm: chứng khoán, bất động sản

Đặc biệt, kiểm soát đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng và nhà đầu tư.

 

 

GIA BẢO

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/ngan-hang-nha-nuoc-giam-sat-tang-tin-dung-de-co-co-so-dieu-hanh-a576810.html