Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men, chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ. Thời gian lên men khá dài, kéo dài từ 30 - 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.
Tỏi đen dẻo hơn, có hương vị nhẹ hơn so với tỏi sống. Bên cạnh đó, tỏi đen cũng đem lại những lợi ích sức khỏe vượt trội. Vậy lý do vì sao tỏi đen được gọi là “thần dược”?
1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Quá trình lên men làm cho tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn đáng kể so với tỏi sống. Điều này có được là do quá trình lên men tỏi đen đã phân hủy và chuyển đổi allicin - hợp chất khiến cho tỏi có mùi hăng - thành các hợp chất chống oxy hóa như alkaloid và flavonoid.
Chất chống oxy hóa là các hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương oxy hóa, gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Việc tiêu thụ tỏi đen chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn chặn những căn bệnh này.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tổng hoạt động chống oxy hóa tăng lên đáng kể ở tỏi đen trong quá trình lão hóa. Trong nghiên cứu, tỏi đạt hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất ở 21 ngày lên men.
2. Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao không kiểm soát được ở những người mắc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, bao gồm tổn thương thận, nhiễm trùng và bệnh tim.
Nghiên cứu cho thấy việc ăn tỏi đen có khả năng cải thiện trao đổi chất như giảm cholesterol, giảm viêm và điều chỉnh sự thèm ăn. Ngoài ra, hoạt động chống oxy hóa của tỏi đen có thể giúp bảo vệ chống lại các biến chứng thường do lượng đường trong máu cao.
Hoạt động chống oxy hóa của tỏi đen lên men bằng cách sử dụng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus còn có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường thai kỳ, theo một nghiên cứu bao gồm 226 phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi đen có thể làm giảm các chỉ số của bệnh tim, bao gồm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính trong máu, đồng thời làm tăng cholesterol HDL (tốt).
Một nghiên cứu trên động vật đã so sánh tác dụng của tỏi sống và tỏi đen trong việc phục hồi tổn thương tim do thiếu máu cục bộ - thiếu máu đến tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả tỏi sống và tỏi đen đều giúp mở ra tuần hoàn để bảo vệ tim khỏi bị tổn thương.
Một nghiên cứu khác trên động vật cho thấy chiết xuất tỏi đen giúp giảm tổng lượng chất béo trong máu, chất béo trung tính và cholesterol toàn phần.
Một nghiên cứu khác đã cho 60 người bị tăng cholesterol sử dụng 6 gam chiết xuất tỏi đen hoặc giả dược hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả cho thấy tỏi đen làm tăng cholesterol HDL (tốt) và giảm các dấu hiệu bệnh tim tiềm ẩn.
4. Bảo vệ sức khỏe não bộ
Tỏi đen có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm làm suy giảm trí nhớ và làm suy giảm chức năng não theo thời gian.
Các nhà khoa học cho rằng sự tích tụ của một hợp chất protein được gọi là beta amyloid gây ra chứng viêm trong não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy tỏi đen có thể làm giảm chứng viêm não do beta amyloid gây ra và cải thiện trí nhớ ngắn hạn.
5. Có đặc tính chống ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tích cực của tỏi đen trong việc chống lại các tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu trên ống nghiệm trong máu của 21 tình nguyện viên, chiết xuất tỏi đen cho thấy các hoạt động kích thích miễn dịch, chống oxy hóa và chống ung thư mạnh hơn so với chiết xuất tỏi sống.
Các nghiên cứu khác trên ống nghiệm đã phát hiện ra rằng tỏi đen làm cho các tế bào ung thư bắt đầu chết đi, làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư trong bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư máu.
6. Bảo vệ gan
Tỏi đen có thể giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, thuốc men, rượu và vi trùng.
Các nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng tỏi đen có tác dụng bảo vệ trong trường hợp gan bị tổn thương, ngăn ngừa tổn thương gan thêm, làm giảm ALT và AST - 2 chất hóa học trong máu báo hiệu tổn thương gan. Tỏi đen cũng hữu ích trong trường hợp bệnh gan mãn tính, ví dụ như cải thiện chức năng gan trong trường hợp tổn thương gan mãn tính do rượu gây ra. Điều này có được là do hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong tỏi đen.
Ăn tỏi sống với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, những người đang dùng thuốc làm loãng máu cũng nên tránh ăn nhiều tỏi sống và tỏi đen. Trong trường hợp cần thiết, hãy nói chuyện và hỏi ký kiến chuyên gia y tế trước khi ăn tỏi đen.
Những người bị dị ứng với tỏi sống cũng nên tránh ăn tỏi đen.
Theo các chuyên gia, mỗi ngày có thể ăn từ 1-3 củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gam; khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng; không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ. Có nhiều cách để sử dụng tỏi đen như:
- Ăn trực tiếp: Ăn trực tiếp từ 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng từ 1-2 củ tỏi để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng. Khi sử dụng tỏi đen, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi có thể phản ứng với gia vị , tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
- Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp được với mật ong sẽ đem lại tác dụng rất mạnh trong việc điều trị chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em có những bệnh khi thay đổi thời tiết.
- Ép lấy nước.
- Thêm vào các món ăn.
Tỏi đen có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe nhưng vẫn có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt...thì không nên dùng nhiều tỏi.
- Người dị ứng với tỏi nếu cố tình sử dụng có thể gây ngứa ngáy, thậm chí tăng huyết áp.
- Người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nhiều.
- Người mắc bệnh tiêu chảy.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người mắc bệnh về mắt: Một số người, hay với cả những người phụ nữ sau khi đẻ, có nhiều chứng bệnh về mắt, tai, ù tai, chóng mặt, việc sử dụng tỏi đen trong trường hợp này sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
- Người mắc bệnh về thận: Tỏi đen vẫn còn những vị hăng cay, chính vì thế mà điều trị về bệnh về thận không nên ăn, do sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng không mong muốn.
- Người bị bệnh đau dạ dày không nên sử dụng tỏi đen.
Nguồn tham khảo: 6 Impressive Health Benefits of Black Garlic - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 5/3/2021. |
THEO K.H
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/vi-sao-toi-den-duoc-goi-la-than-duoc-nhung-ai-tuyet-doi-khong-nen-an-toi-den-a580061.html