Xuất khẩu hàng dệt may, da giày sang Australia tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Australia tiếp tục tăng trưởng 27,96% so với cùng kỳ năm trước, đạt 358,4 triệu USD. Trong khi đó, mặt hàng da giày đạt mức

Nhằm thúc đẩy hơn nữa tiềm năng xuất khẩu cho các mặt hàng này, trong các ngày 15 - 17/11, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã tham dự Triển lãm hàng dệt may, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế nguồn hàng Australia 2022, được tổ chức ở Trung tâm triển lãm quốc tế Melbourne thuộc bang Victoria.

Đây là triển lãm quốc tế thường niên có quy mô lớn nhất tại Australia, với sự hiện diện của khoảng 20 quốc gia và 400 doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên triển lãm này được tổ chức trở lại, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2019.

Tại sự kiện, gian hàng của Thương vụ trưng bày đa dạng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp dệt may, phụ kiện thời trang Việt Nam. Các sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu lớn trong nước, trong đó phần lớn là sản phẩm của các thành viên thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Kinh tế vĩ mô - Xuất khẩu hàng dệt may, da giày sang Australia tăng trưởng mạnh

xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam sang Australia tiếp tục tăng trưởng 27,96% so với cùng kỳ năm trước, đạt 358,4 triệu USD. 

Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm dệt, may chất lượng cao của Việt Nam, các cán bộ của Thương vụ cũng có mặt, để giải đáp và giới thiệu các sản phẩm khác mà ngành dệt may, giày da Việt Nam có thể thực hiện, đáp ứng theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Rất nhiều nhà nhập khẩu đã ghé thăm gian hàng của Thương vụ và thể hiện sự quan tâm đến các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam. 

Ngoài ra, để hỗ trợ hơn nữa ngành hàng xuất khẩu dệt, may Việt Nam, trong các ngày 17 - 25/11, Thương vụ Việt Nam tại Australia cũng đồng thời tổ chức Triển lãm trực tuyến Nguồn hàng Việt Nam: Mặt hàng dệt may, giày da,  trên nền tảng số Vietnamsourcingexpo.com, với sự tham dự của hàng chục doanh nghiệp.

Trưởng cơ quan Thương vụ Nguyễn Phú Hòa cho biết việc thực hiện song song hai triển lãm, trực tiếp và trực tuyến, sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn nữa để tiếp cận với thị trường Australia.

Theo ông Nguyễn Phú Hòa, mặc dù hàng dệt may, da giày xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia đang tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức có thể gây cản trở đối với ngành hàng này nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Sau sự thành công của hai triển lãm lần này, dự kiến trong năm 2023, Thương vụ Việt Nam tại Australia sẽ tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ hơn nữa sự kết nối giữa doanh nghiệp cung cấp của Việt Nam và các nhà nhập khẩu tại Australia.

Kinh tế vĩ mô - Xuất khẩu hàng dệt may, da giày sang Australia tăng trưởng mạnh (Hình 2).

Xuất khẩu da, giày sang Australia đạt mức tăng trưởng lên đến 41,05% so với cùng kỳ năm trước, đạt 353,7 triệu USD.

Ông Nguyễn Phú Hòa khuyến nghị VITAS, Hiệp hội da, giày, túi xách Việt Nam nên cân nhắc tổ chức các đoàn xúc tiến sang dự các sự kiện triển lãm và trao đổi thương mại tại Australia, để mở rộng các cơ hội gia tăng xuất khẩu. Ông nhấn mạnh, qua trao đổi, ban tổ chức Triển lãm quốc tế nguồn hàng Australia và các nhà nhập khẩu rất mong được chứng kiến nhiều hơn nữa sự hiện diện của Việt Nam với tư cách là một trung tâm sản xuất dệt may, giày da trong khu vực.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2022, xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 33,79% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 13,3 tỷ USD. Với những kết quả đạt được, Trưởng cơ quan Thương vụ tin tưởng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam - Australia sẽ cán mốc kỷ lục mới, đạt 15 tỷ USD.

Ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào 66 quốc gia, lãnh thổ 

VITAS cho biết, 10 tháng đầu năm 2022, toàn ngành dệt may xuất khẩu được gần 38 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngành dệt may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của ngành dệt may Việt Nam trong phát triển thị trường. Cùng với đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu là quần áo may mặc các loại.

Theo VITAS, 6 tháng cuối năm 2022, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may chững lại, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc khi Việt Nam đang nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này, cùng những yêu cầu khắt khe từ phía các quốc gia nhập khẩu về cam kết phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu…

Trước những khó khăn đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng tốt và ước đạt 42 tỷ USD trong năm 2022, tăng 3,8% so với năm 2021.

Nhìn chung, ngành dệt may Việt Nam đã vượt khó và đạt được sự tăng trưởng tốt là nhờ vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi chủ động hóa trong việc phát triển mẫu, quản trị số và thúc đẩy giải pháp tự chủ về chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, tay nghề của người lao động tương đối tốt, chất lượng sản phẩm tương đối ổn định và ngành dệt may đã tuân thủ “luật chơi” với các nhà nhập khẩu, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, cũng như các giải pháp công nghệ để thúc đẩy phát triển bền vững. Ngành dệt may đã đa dạng hóa các mặt hàng.

Ngoài sản phẩm may mặc, ngành dệt may đã xuất khẩu vải được hơn 2 tỷ USD, tơ sợi hơn 4 tỷ USD và xuất khẩu phụ liệu may hơn 1 tỷ USD.

Hương Anh (tổng hợp) 

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/xuat-khau-hang-det-may-da-giay-sang-australia-tang-truong-manh-a582247.html