Bổ sung vi khuẩn có lợi - cách cha mẹ "khoa học" cải thiện hệ miễn dịch cho con đơn giản, hiệu quả

Khi trẻ nhỏ khám phá môi trường bên ngoài, trẻ sẽ không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm bệnh và virus. Làm thế nào bố mẹ có thể bảo vệ con khỏi vô số virus mà chúng gặp phải hàng ngày?

Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thường không có ý thức phòng bệnh nên rất dễ bị virus bệnh truyền nhiễm tấn công. Thay vì chỉ “bọc” con trong vòng tay của mình, bố mẹ nên giúp trẻ có thể tự bảo vệ mình trước các tác động không mong muốn từ môi trường xung quanh bằng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Việc để trẻ nhỏ tự do tiếp xúc và khám phá thế giới bên ngoài vừa để trẻ học hỏi và phát triển, vừa giúp cơ thể trẻ hình thành hàng rào kháng thể tự nhiên, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm thông qua việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Chị Lan, một bà mẹ hiện đại với hai cậu con trai ở tuổi mẫu giáo và cấp một, đang nuôi con theo cách “can đảm để con được khỏe mạnh” chia sẻ: “Đến trường và tiếp xúc với môi trường bên ngoài giúp con phát triển các kỹ năng sống, nên việc con sẽ bị ốm do virus gây bệnh trong môi trường là điều không thể tránh khỏi. Để con phát triển thể chất tốt, tự do khám phá cuộc sống, tôi chọn xây dựng “chiến lược” giúp con khôn lớn khỏe mạnh mỗi ngày”.

Tương tự chị Lan, nhiều bậc bố mẹ “khoa học” bắt đầu chú trọng việc lựa chọn thực phẩm bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhằm hình thành thói quen “chăm sóc hệ miễn dịch” cho trẻ, đặc biệt là những thực phẩm chứa các vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ và kích hoạt hệ miễn dịch trong cơ thể.

Anh Hoàng, một ông bố kỹ tính có cô con gái khá nhạy cảm với thời tiết. Anh và vợ thường dành thêm thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu thông tin về thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho con. Anh cho biết: “Bên cạnh việc cho con ăn đa dạng thực phẩm, ngủ đủ giấc và rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh, vợ tôi thường kèm thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày một vài loại thực phẩm bổ sung giúp tăng cường hệ miễn dịch của con. Gần đây, tôi có đọc được thông tin về vi khuẩn có lợi Lactococcus lactis strain Plasma (LC-Plasma) và khá ấn tượng với những lợi ích chúng có thể mang lại cho sức khoẻ của con cũng như các thành viên khác trong gia đình.”

Anh Hoàng thường dành thêm thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu thông tin về thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho con.

Chúng ta thường nghĩ các vi khuẩn có lợi có vai trò và chức năng tương tự nhau là giúp cân bằng đường ruột và nâng cao sức đề kháng. Nhưng thực tế, LC-Plasma mang lại nhiều lợi ích hơn thế nữa. Tham khảo thông tin nhiều, chị Lan hiểu rằng các con cần được chăm sóc hệ miễn dịch từ bên trong. Chị Lan – bà mẹ hiện đại - mách nhỏ về khẩu phần ăn mỗi ngày của hai nhóc tỳ đều kèm thêm một loại thức uống chứa LC-Plasma: “Mặc dù mới cho các con uống gần đây thôi, nhưng tôi cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, minh chứng là từ đầu năm học đến nay, dù mùa mưa hay chuyển mùa, hai đứa nhà tôi gần như không phải nghỉ học do bị ốm nữa. Giờ thì có thể cho các con thoải mái khám phá và học hỏi thế giới bên ngoài”.

Khác với các lợi khuẩn truyền thống, LC-Plasma có thể trực tiếp kích hoạt các tế bào đuôi gai plasmacytoid (pDCs), hàng rào bảo vệ đầu tiên và quan trọng nhất của các tế bào miễn dịch. Nhờ đó, toàn bộ hệ thống miễn dịch cơ thể được kích hoạt, chống lại các virus gây bệnh trong cơ thể, kích hoạt toàn diện hệ miễn dịch.

Ngày 25/10 vừa qua, tại Hội Thảo Quốc Tế về Y học Nhiệt đới và Sốt rét lần thứ 20 (ICTMM) tổ chức ở Bangkok, Thái lan, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Trung tâm Kirin (thuộc Tập đoàn Kirin) đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của việc duy trì hấp thụ vi khuẩn có lợi LC-Plasma đối với các bệnh truyền nhiễm trên học sinh tiểu học Việt Nam. Khoảng 1.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 của các trường tiểu học tại Ninh Bình được cung cấp nước uống chứa khoảng 100 tỷ vi khuẩn có lợi LC-Plasma vào giờ ăn trưa từ tháng 09/2020 đến tháng 01/2021.

Học sinh tiểu học tại Ninh Bình uống nước uống có chứa vi khuẩn có lợi LC-Plasma.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng khẳng định số ngày nghỉ học tích lũy và số ngày tích lũy triệu chứng tương tự cảm lạnh (sốt, tiêu chảy,…) đã giảm đáng kể trên nhóm học sinh tiểu học Việt Nam sử dụng nước uống chứa LC-Plasma (khoảng 100 tỷ đơn vị vi khuẩn có lợi mỗi khẩu phần). Kết quả thử nghiệm mở ra những hướng mới cho đề án đảm bảo sức khỏe học đường nhằm giảm ảnh hưởng của virus bệnh truyền nhiễm đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, góp phần chung tay giải quyết vấn đề xã hội về sức khỏe học đường của trẻ em trên toàn quốc.

Đại diện Tập đoàn Kirin chia sẻ: “Kết quả nghiên cứu là một trong những yếu tố quan trọng để chứng minh tại sao nhãn hiệu nước uống Kirin iMUSE chứa 100 tỷ LC-Plasma – được phân phối bởi Interfood - được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng với doanh số tăng trưởng 698% so với cùng kì trong 9 tháng đầu năm nay. Tại Kirin, ưu tiên hàng đầu của chúng tôi luôn là sức khỏe của người tiêu dùng. Trong tương lai, Tập đoàn Kirin sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để tạo ra giá trị kinh tế và xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đạt được sự tăng trưởng bền vững.”

Sản phẩm Kirin iMUSE.

Để trải nghiệm thử sản phẩm và tìm hiểu thêm thông tin về lợi ích của LC-Plasma, bạn có thể tham gia chuỗi hoạt động của Kirin iMUSE tại các siêu thị và điểm bán ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ từ ngày 26/11 đến hết 25/12.

Trải nghiệm thử sản phẩm và tìm hiểu thêm thông tin về lợi ích của LC-Plasma với chuỗi hoạt động của Kirin

Thông cáo báo chí: Nghiên cứu lâm sàng mới cho thấy chủng LC-Plasma giúp giảm các triệu chứng tương tự cảm lạnh và số ngày bị ốm ở học sinh tiểu học Việt Nam.

Tập đoàn Kirin là một công ty quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Thực phẩm & Đồ uống, Dược phẩm và Khoa học Sức khỏe trên phạm vi Nhật Bản và toàn cầu. Tập đoàn Kirin khởi đầu là Japan Brewery được thành lập vào năm 1885, sau là Kirin Brewery vào năm 1907. Năm 2007, Tập đoàn Kirin trở thành tập đoàn đa ngành và tập trung thúc đẩy kinh doanh lĩnh vực Khoa học Sức khỏe.

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/bo-sung-vi-khuan-co-loi-cach-cha-me-khoa-hoc-cai-thien-he-mien-dich-cho-con-don-gian-hieu-qua-a582817.html