Giật mình bởi những điều trẻ đang phải âm thầm chịu đựng
Con số “biết nói” trên chính là kết quả từ khảo sát diện rộng về “Tình Trạng Vệ Sinh Học Đường” tại Việt Nam năm 2022 thực hiện bởi Quỹ Unilever Việt Nam và đơn vị BrandScape WorldWide. Nhà vệ sinh bẩn, thiếu giấy, bốc mùi, không có cửa… tưởng chừng chỉ là hình ảnh trong quá khứ nhưng đến tận bây giờ vẫn gây ảnh hưởng trực tiếp đến 71% học sinh. Trong đó, 41% trẻ bị ảnh hưởng về thể chất và con số bị ảnh hưởng về tâm lý còn lớn hơn, lên đến 46%. Khi được hỏi, hầu hết các em đều kể về nhà vệ sinh như một “cơn ác mộng”, luôn tìm cách né tránh.
Khó chịu, kém tập trung vì nhịn vệ sinh, thậm chí… đi ra quần chính là những ảnh hưởng trực tiếp về thể chất mà trẻ đang phải âm thầm chịu đựng
Những tác hại trước mắt từ việc nhịn ăn uống, nhịn vệ sinh đến sức khỏe là vô cùng rõ ràng: từ sỏi thận, sa trực tràng, viêm bàng quang… đến thay đổi sự dung nạp của cơ thể và khiến trẻ kém phát triển. “Không chỉ khiến cảm hứng đến trường bị suy giảm, nỗi sợ nhà vệ sinh, sợ bẩn còn có thể theo trẻ đến khi trưởng thành. “Ám ảnh” về nhà vệ sinh có thể gây ra rối loạn ám ảnh cưỡng chế về sự sạch sẽ mức độ nhẹ và sẽ trở thành rào cản giao tiếp vì vô tình tạo ra những yêu cầu khó khăn cho những người làm việc cùng”. - Chia sẻ từ Tiến sĩ Tô Nhi A, Chuyên gia tâm lý, giảng viên ngành Tâm lý học, khiến nhiều bố mẹ không khỏi giật mình xót xa bởi không ngờ chuyện nhỏ như đi vệ sinh lại ảnh hưởng lâu dài đến con như thế!
Những ảnh hưởng từ nhà vệ sinh trường học bẩn là không thể xem nhẹ
Bố mẹ nào cũng muốn cho con môi trường sinh hoạt và điều kiện phát triển tốt nhất. Thế nhưng nếu việc đi vệ sinh - một nhu cầu rất cơ bản của trẻ - bị xem nhẹ, nếu bố mẹ đánh giá thời gian đi vệ sinh không nhiều bằng thời gian học trên lớp nên không đáng quan tâm, thì có lẽ tình trạng nhà vệ sinh bẩn và những ảnh hưởng của nó sẽ còn tiếp diễn.
Cho trẻ không gian lên tiếng và một tương lai vệ sinh sạch khuẩn
Cũng theo khảo sát của Quỹ Unilever Việt Nam, có tới 71% học sinh không chia sẻ với bố mẹ về nhà vệ sinh bẩn khiến người lớn không thể nhận biết rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Phân tích tâm lý trẻ để tìm hiểu về nguyên nhân, TS. Tô Nhi A cho rằng: “Có thể các em đã từng đề cập đến việc này nhưng không nhận được sự chú ý cần thiết từ bố mẹ, thầy cô. Cũng có thể vấn đề đã được tiếp nhận nhưng lại không được giải quyết vì một số lý do như thiếu kinh phí, thiếu nhân lực khiến mọi chuyện “đâu vào đấy”. Khi nhận ra phản ánh của mình không mang lại thay đổi tích cực nào, thậm chí còn bị nghi ngờ rằng mình viện cớ để nghỉ học, trẻ sẽ không còn lên tiếng nữa”.
Nhiều trẻ chưa được lắng nghe và chưa được tạo điều kiện để chia sẻ về nhà vệ sinh trường học
Chính vì vậy, bố mẹ cần chủ động quan tâm, nhận biết những dấu hiệu bất thường từ con mình để can thiệp kịp thời. “Nếu trẻ thường xuyên lao ngay vào nhà vệ sinh sau khi đi học về, có những phát ngôn không tích cực về nhà vệ sinh ở trường, trẻ ít uống nước, bị đau bụng, tiểu gắt thường xuyên… thì có thể toilet trường con đang “cầu cứu”. Nếu con không muốn đến trường hãy hiểu rằng đôi khi không hẳn là vì con lười học, mà đó là kết quả của một diễn biến mà con không muốn đối diện” - TS. Tô Nhi A chia sẻ.
Ngoài ra, TS. còn cho biết điều quan trọng nhất vẫn là bố mẹ hãy cởi mở với những chia sẻ của các con, không ngăn dòng thông tin bằng những suy nghĩ chủ quan của mình. Chính sự tôn trọng này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, an toàn và chia sẻ về vấn đề nhà vệ sinh ở trường cũng như các vấn đề khác, để bố mẹ kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết.
Bố mẹ chính là những “vệ thần” sát cánh cạnh con, là những người gần gũi nhất mà con có thể chia sẻ
Về giải pháp để cải thiện nhà vệ sinh trường học, Đại diện Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, Ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình vì Sự sống còn và Phát triển trẻ em và môi trường nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng hành từ phụ huynh, thầy cô, dạy trẻ hình thành hành vi, thói quen sử dụng nhà vệ sinh đúng cách nhằm xóa mờ nỗi ám ảnh nhà vệ sinh bẩn qua các thế hệ.
Ngoài ra, cộng đồng cũng có thể chung tay lan tỏa thông điệp này trong những chương trình của những nhãn hàng như Vim. Khi truy cập https://vim.truonghocxanhsachkhoe.com/ bằng điện thoại và chọn ra 100 trường học tiếp theo để Vim giúp đỡ, cải tạo thành Trường học Xanh - Sạch - Khỏe trong năm 2022 tương tự như Nhà Vệ “Xinh” của Trúc Nhân và Piggy trong MV này: https://www.youtube.com/watch?v=0SVWeftriFE, là bạn đã góp phần giúp nhà vệ sinh học đường trở thành một không gian đạt chuẩn, chứ không phải là “hung thần” ám ảnh ngay cả khi những năm tháng học trò đã đi qua.
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/lang-nghe-tre-noi-ve-nhung-van-de-nha-ve-sinh-truong-hoc-a583392.html