Cậu bé 13 tuổi suýt phải cắt cụt chi vì một thói quen nhiều người trưởng thành cũng mắc

Hiện nay, rất nhiều trẻ em có thói quen cắn móng tay lúc căng thẳng hoặc cần tập trung làm một việc gì đó. Việc cắn, gặm móng tay, xé ngạnh măng rô trên ngón tay lặp lại quá thường xuyên, lâu dài sẽ có thể dẫn đến tác hại vô cùng nghiêm trọng.

Cậu bé Xiaoyu (13 tuổi, Trung Quốc) phát hiện khớp đến trạm y tế gần nhà để tiêm thuốc chống viêm nhưng tình trạng không thuyên giảm. Gia đình đã đưa bé đến bệnh viện Đại học Y Liên minh Vũ Hán thăm khám. Từ kết quả chụp X-quang, giáo sư Li Tao phát hiện Xiaoyu không chỉ bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ trên da mà xương còn bị phá hủy. Kết hợp với triệu chứng sốt cao, người đau nhức, giáo sư phán đoán cậu đang bị viêm tủy xương cấp tính.

thuong xuyen can mong tay cau be suyt phai cat cut chi 1 Trẻ em thường có thói quen cắn móng tay để giảm áp lực hoặc cần sự tập trung. Ảnh minh họa

Tại đây, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khẩn cấp cho Xiaoyu. Quá trình phẫu thuật diễn ra suôn sẻ. Toàn bộ mủ ở các ngón tay được loại bỏ, mô xương hoại tử cũng được làm sạch.

Theo giáo sư Li Tao, khoang miệng của con người chứa nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh và kháng thuốc mạnh. Vì thế, nếu bạn cắn ngón tay sẽ khiến phần mô da nhiễm trùng, gây sưng tấy, xuất hiện mủ, đau nhức dữ dội. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử gân, viêm tủy. Nếu không được điều trị kịp thời có thể phải cắt cụt ngón tay để bảo vệ tính mạng.

Một nghiên cứu cho thấy có khoảng 30 - 60% trẻ em và thanh thiếu niên cắn móng tay. Nhiều lý do khác nhau gây ra tật cắn móng tay ở trẻ em đã được xác định bao gồm cảm giác lo lắng, căng thẳng, buồn chán hoặc không thoải mái. Theo chuyên gia y tế, dù việc cắn móng tay có thể hình thành trong vô thức nhưng lại dễ dàng mang đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

Cắn móng tay làm tăng nguy cơ mắc bệnh paronychia, một bệnh nhiễm trùng móng. Các triệu chứng của paronychia bao gồm sưng tấy, đỏ, đau quanh móng tay hay thường ở lớp biểu bì. Nếu trong móng tay có chứa vi khuẩn, trẻ cũng có thể bị mọc mụn nước chứa đầy mủ tại vị trí này. Ngoài ra, nếu trẻ nhai móng tay có mụn cóc sẽ dễ làm lây lan ra các móng còn lại, theo Vnexpress.

thuong xuyen can mong tay cau be suyt phai cat cut chi Việc thường xuyên cắn móng tay có thể gây tổn thương và mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm vi khuẩn. Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa

Cắn móng tay thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần sớm thay đổi thói quen xấu này cho trẻ. Dưới đây là những gợi ý giúp trẻ hạn chế việc cắn móng tay.

Cắt ngắn móng: Một bộ móng được chăm sóc, vệ sinh hằng ngày sẽ khiến trẻ không có cảm giác khó chịu và thèm được cắn. Vì vậy, hãy giữ cho móng tay của con được cắt tỉa cẩn thận. Điều này sẽ giúp bé tránh khỏi vi khuẩn và bụi bẩn bám dưới móng. Khi trẻ lớn tuổi hơn, cha mẹ có thể khuyến khích bé để móng tay ngắn và giáo dục cho con về những nguy cơ của việc cắn móng tay.

Làm dịu sự lo lắng: Trẻ cắn móng tay thường do lo lắng. Nếu cha mẹ cảm thấy con mình cắn móng tay nhiều hơn khi căng thẳng hoặc lo lắng, hãy dành thời gian để nói chuyện với con.

Vui chơi với trẻ nhiều hơn: Bệnh cắn móng tay thường là do thói quen duy trì từ nhỏ cho đến lớn. Do đó ngay từ khi trẻ còn dưới 1 tuổi, cha mẹ nên hạn chế cho con cắn móng tay. Thay vào đó hãy vui chơi với con nhiều hơn. Bởi khi tay trẻ bận chơi các trò chơi, con sẽ không còn nghĩ đến cắn móng. Để hiệu quả hơn, cha mẹ có thể chơi cùng với con các trò chơi ngoài trời để tay chân trẻ luôn hoạt động.

Tạo vị lạ ở móng: Nếu trẻ không thể ngừng cắn móng tay, cha mẹ có thể tìm mua những sản phẩm hỗ trợ loại bỏ tật cắn móng tay cho con. Một số các loại kem hoặc thuốc bôi tại nhà thuốc có vị đắng, khiến trẻ không còn muốn ngậm móng tay nữa.

Thùy Dung (t/h)

 

 

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/cau-be-13-tuoi-suyt-phai-cat-cut-chi-vi-mot-thoi-quen-nhieu-nguoi-truong-thanh-cung-mac-a588667.html