Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), cho biết nếu trẻ sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện trước mắt sẽ gây ngộ độc với các biểu hiện như ngưng thở, co giật, tổn thương gan thận, rối loạn ý thức.
Về lâu dài ảnh hưởng đến phát triển thần kinh, tâm thần vận động, tâm lý, rối loạn nhân cách. Thậm chí, gây hệ lụy nặng nề về thể chất, tinh thần cá nhân và xã hội.
Hình ảnh liên quan đến sự việc trẻ 3 tuổi nghi bị ép sử dụng ma túy đá. (Ảnh chụp từ clip)
"Thần kinh của trẻ yếu nếu sử dụng thì ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, gây ngộ độc như rối loạn tiêu hóa (trướng bụng, khó tiêu…), rối loạn ý thức, rối loạn vận động, tổn thương gan thận, suy hô hấp,… Theo thời gian sẽ chuyển qua mạn tính với các triệu chứng nghiện như chảy nước bọt, quấy khóc... đưa đến hậu quả còn trầm trọng hơn là đối với người lớn" – bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Tiến, tùy theo cơ địa mỗi trẻ và liều lượng sẽ gây ra các triệu chứng trước mắt và lâu dài. Có trẻ 3 lần, 5 lần nhưng cũng có trẻ chỉ sau 1 lần là đã gây nghiện.
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của trẻ bởi các chất gây nghiện, bác sĩ Tiến cho rằng cần phải có sự phối hợp với gia đình và y tế để đánh giá về thần kinh, tâm lý, cơ quan thực thể có tổn thương hay không. Với trẻ lớn hơn thì cần có thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng cộng đồng như nhà trường, đơn vị cai nghiện tại địa phương.
"Cần có sự phối hợp của các đơn vị để giúp trẻ quay trở lại cuộc sống bình thường bằng can thiệp, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng,… Nếu trẻ nhỏ nghiện thì cần điều trị triệu chứng hỗ trợ giúp trẻ cắt cơn nghiện chứ không giống như người lớn có thể dùng các biện pháp với các thuốc tương tự" – bác sĩ Tiến nói.
(Nguồn: Người Lao động)
Uống thêm 1 ly cà phê mỗi ngày, tác động bất ngờ lên bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học Hà Lan đã tìm ra mối liên hệ đầy bất ngờ giữa thói quen uống cà phê hàng ngày với bệnh tiểu đường type 2. Tác động mạnh cỡ nào phụ thuộc vào số ly cà phê bạn uống.
Công trình được thực hiện bởi tiến sĩ Trudy Voortman và các cộng sự từ Trung tâm Y tế Đại học Erasmus MC Rotterdam (Hà Lan), tập trung vào con đường sinh học kết nối cà phê với quá trình viêm và sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2 - tờ Sci-News đưa tin.
Tiểu đường type 2 là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên bạn nên xem cà phê như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Uống vài ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa tiểu đường type 2 tốt hơn - Ảnh minh họa từ Internet
Bệnh tiểu đường vốn có liên quan đến tình trạng viêm và một số nghiên cứu trước đó đã báo cáo sự thay đổi nồng độ của nhiều dấu hiệu viêm cận lâm sàng cổ điển.
Một cách gây ngạc nhiên, cà phê giúp giảm nồng độ những thứ này hiệu quả, nên tác động mạnh đến nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và các bệnh chuyển hóa khác.
Sử dụng các cơ sở dữ liệu sinh học lớn như nghiên cứu thuần tập Rotterdam Study và ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank của Anh, họ đã xem xét cụ thể tác động của việc uống từ 0-6 tách cà phê mỗi ngày và chỉ ra mối tương quan nghịch: Uống càng nhiều cà phê, nguy cơ tiểu đường càng thấp.
Cà phê đã lọc hoặc cà phê espresso có lợi nhất đối với việc giảm nguy cơ tiểu đường type 2, đặc biệt là ở người không hút thuốc.
Trung bình với mỗi ly cà phê được uống thêm mỗi ngày, bạn sẽ giảm thêm 4-6% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với người có lối sống, chế độ ăn như mình nhưng uống ít cà phê hơn.
Theo các tác giả, các phát hiện này cũng có thể hỗ trợ các nghiên cứu tương lai về tác dụng của cà phê đối với các bệnh mạn tính liên quan đến cơ chế viêm khác.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí- khoa học Clinical Nutrion.
T.A (TỔNG HỢP)
Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/vu-tre-3-tuoi-nghi-bi-ep-su-dung-ma-tuy-1-lan-la-du-nghien-hau-qua-rat-nang-ne-a589152.html