Vào tiệm mua bánh mì nên tránh 4 loại này, thợ làm bánh nói chỉ ai dại mới thích ăn

Bánh mì là món ăn quen thuộc với nhiều người nhưng có một số loại ăn vào sẽ không có lợi cho sức khỏe, mọi người nên chú ý.

Bánh mì là món ăn sáng tiện lợi được nhiều người lựa chọn. Ít người tự làm bánh mì vì khá mất thời gian, do đó, mọi người thường đến các tiệm bánh để mua bánh mì làm sẵn.

Nhắc đến bánh mì, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bánh mì cứng và bánh mì mềm, bánh mì cứng chủ yếu được làm từ bột mì nguyên cám, bột mì và men nở. Bánh mì mềm là chỉ các loại bánh mì có nhân và bánh mì bơ, những loại bánh mì này có hương vị thơm ngon, nhiều calo, nhiều chất béo và nhiều đường, ăn nhiều sẽ béo.

Đến tiệm bánh tốt nhất không nên mua 4 loại bánh này, nên nhớ ngon chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. 

1. Bánh mì nguyên cám giả

Bánh mì nguyên cám được làm từ bột mì nguyên cám. Bột mì nguyên cám không loại bỏ cám và mầm dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Ăn bánh mì nguyên cám có cảm giác no lâu, giúp kiểm soát đường huyết. Đây là loại bánh mì có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, một số người bán vì tiết kiệm chi phí đã cho thêm màu caramel vào bột mì, bánh nướng xong có màu nâu nhạt, giống bánh mì nguyên cám. Một ít cám cũng được thêm vào bột mì để tô điểm, trên thực tế, đây là bánh mì nguyên cám giả. 

Để hấp dẫn khách hàng hơn, người bán còn làm cho bánh mì nguyên cám có vị ngọt. Một số người có thể không biết rõ về bánh mì nguyên cám, ăn thấy ngon lại được quảng cáo là lành mạnh nên dễ ăn thường xuyên, điều này sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều đường.

Khi mua bánh mì nguyên cám, hãy nhớ kiểm tra xem nhãn thành phần có phải là bột mì nguyên cám không. Hàm lượng bột mì nguyên cám ít nhất phải từ 50% trở lên mới được coi là bánh mì nguyên cám. 

2. Bánh mì ruốc (chà bông)

Khi bụng đói mà được thưởng thức món bánh mì ruốc mềm vừa mặn vừa ngọt thì quả thực quá tuyệt. Tuy nhiên, hầu hết bánh mì ruốc đều cần cho thêm bơ để điều chỉnh hương vị, không chỉ chứa nhiều chất béo và đường mà ruốc thịt có thể không phải thịt thật. 

Một số người bán có thể làm ruốc từ chất xơ thực vật như đậu tương, cùng với các loại phụ gia, gia vị và muối, để tạo nên món ruốc thịt mà bạn cho là thịt nguyên chất.

3. Bánh mì trái cây

Những đứa trẻ nhìn thấy bánh mì hay bánh ngọt kèm theo những lát hoa quả trông thật thơm ngon, màu sắc nên sẽ rất thích. Nhưng bạn thử nghĩ xem trái cây đã cắt ra lại để trong tủ trưng bày, lâu ngày có thể sẽ không còn tươi ngon, thậm chí hư hỏng. 

Một số người bán có thể tận dụng phần còn dùng được cắt ra từ quả đã hư thối để cho vào những loại bánh trái cây. Mặc dù nhìn bên ngoài có thể thấy phần trái cây đó chưa hỏng nhưng bên trong có thể đã bị vi khuẩn, nấm mốc xâm chiếm. 

Một số loại bánh hoa quả sử dụng sản phẩm trái cây đóng hộp, chứa chất bảo quản, nhiều chất phụ gia, rất ngọt nên loại bánh mì này không nên ăn nhiều. 

4. Bánh mì Brioche

Bánh mì brioche mềm, nhẹ và xốp lại ngọt. Để có được đặc điểm này, bánh luôn được làm với lượng bơ và trứng khá lớn, đôi khi lượng bơ có thể chiếm đến 65% tổng lượng bột. Vì vậy, khi nướng bánh lên sẽ có mùi thơm quyến rũ. 

Loại bơ được sử dụng thường là bơ động vật, có giá khá đắt. Để tiết kiệm chi phí, một số người làm bánh sẽ dùng bơ thực vật giá rẻ ít dinh dưỡng, nhiều axit béo chuyển hóa , ăn nhiều sẽ dẫn đến béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bánh mì hoa cúc là loại bánh mì brioche khá phổ biến và được nhiều người yêu thích, hãy chú ý đến thành phần của bánh trước khi chọn mua.

MINH MINH

Link nội dung: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/vao-tiem-mua-banh-mi-nen-tranh-4-loai-nay-tho-lam-banh-noi-chi-ai-dai-moi-thich-an-a589672.html