Hai vợ chồng ông Tôn, Trung Quốc gần đây cảm thấy không khỏe, bụng đau âm ỉ nên cùng nhau đi khám bệnh. Sau khi kiểm tra bằng các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán họ bị ung thư dạ dày, buộc phải vào viện điều trị. Vài tuần sau đó, con trai của họ cũng bị đau bụng dữ dội, mặt mũi tái, khi đi khám cũng bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Bệnh tật cùng một thời điểm khiến cả ba người trong gia đình họ bàng hoàng, khiếp sợ. Làm thế nào ba người có thể bị ung thư dạ dày liên tiếp như vậy?
Bác sĩ kiểm tra cách ăn uống của gia đình ông Tôn và phát hiện, gia đình này sống tiết kiệm, thói quen ăn uống nhiều năm không hề thay đổi. Ba người trong gia đình có một thói quen "ngày này qua tháng khác" là bữa ăn luôn có món dưa muối, cà muối. Món ăn kèm này không chỉ rẻ mà còn bảo quản được lâu, hương vị ngon, tuy nhiên cũng chính là tác nhân gây ra căn bệnh ung thư dạ dày.
Dưa cà muối rất hại sức khỏe nếu ăn thường xuyên. (Ảnh minh họa).
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong quá trình chế biến loại đồ muối chua, người chế biến sẽ cho rất nhiều muối, hàm lượng nitrit trong đó cao. Nitrit được chứng minh là chất gây ung thư, nếu dùng quá nhiều sẽ kích thích sự hư tổn của cơ thể, mạch máu, dẫn đến huyết áp tăng cao, dễ gây tổn thương lớn cho dạ dày, gây ung thư dạ dày.
Quá trình viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày cần trải qua 4 giai đoạn, đó là: viêm dạ dày bề mặt mãn tính, viêm teo dạ dày mãn tính, chuyển sản và loạn sản ruột và ung thư dạ dày. Quá trình này có thể dài hoặc ngắn, có người vài tháng, một số người là nhiều năm hoặc thậm chí mười năm. Quá trình diễn tiến như sau:
1) Viêm dạ dày bề mặt mãn tính: Viêm dạ dày bề mặt là tình trạng viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
2) Viêm teo dạ dày mãn tính: Viêm teo dạ dày thường được coi là một tổn thương tiền ung thư, niêm mạc dạ dày trở nên mỏng và teo đi.
3) Chuyển sản và loạn sản biểu mô ruột: Các tuyến niêm mạc dạ dày co lại trong quá trình sửa chữa niêm mạc dạ dày sẽ dần dần được thay thế bằng các tế bào tuyến niêm mạc ruột, đây cũng là một tổn thương tiền ung thư.
4) Ung thư dạ dày: Bệnh nhân ung thư dạ dày thường có các triệu chứng như đi ngoài ra máu, phân đen, khó chịu ở bụng, mệt mỏi, sụt cân.
Tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở các nước châu Á ngày càng cao, đặc biệt là ung thư dạ dày. Tại Trung Quốc, số ca mắc mới mỗi năm có thể lên tới hơn 400.000 ca, chiếm khoảng 40% số ca mắc mới trên thế giới.
Thói quen ăn uống không đúng trong gia đình có thể khiến các thành viên cùng mắc một bệnh. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu ung thư dạ dày là gì?
Ai có dạ dày bị tổn thương thường có cảm giác đau ở vùng bụng trên do dạ dày tổn thương niêm mạc. Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các cơn đau, đặc biệt là ở phía trên. Do đó, nếu bị các cơn đau tương đối nghiêm trọng, bạn đừng bỏ qua.
Khi bị viêm dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày, tình trạng khó chịu ở bụng sẽ xảy ra kèm theo đầy hơi chua, chán ăn, buồn nôn và nôn.
Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, khi đi đại tiện bình thường cũng có thể xuất hiện một lượng nhỏ xuất huyết tiêu hóa trên, phân đen, thậm chí là phân có máu. Gặp việc này, bạn không được bỏ qua mà phải đi khám ngay.
Khi vấn đề ung thư dạ dày xảy ra, cân nặng sẽ sụt giảm đáng kể trong một khoảng thời gian. Nguyên nhân bệnh là do chức năng của dạ dày bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường, trong trường hợp này là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, đến một mức độ nào đó cũng sẽ có hiện tượng sút cân, vì vậy cần hết sức cảnh giác để bệnh không chuyển biến nặng hơn.
Thực phẩm bổ dưỡng nào nên ăn thường xuyên, tốt cho dạ dày?
Khoai mỡ: Nếu muốn bảo dưỡng dạ dày, có thể thường xuyên ăn một ít khoai mỡ. Loại củ này giúp bồi bổ niêm mạc dạ dày, bảo vệ sức khỏe đường ruột, có tác dụng nhất định trong việc giảm viêm dạ dày và loét dạ dày, giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.
Bắp cải: Có tác dụng thúc đẩy thể dịch, giảm ho, hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời có thể thúc đẩy niêm mạc đường tiêu hóa tự sửa chữa và giải độc, giảm viêm dạ dày hiệu quả, giảm nguy cơ ung thư, giúp dạ dày dần được cải thiện.
Bắp cải tốt cho sức khỏe dạ dày. (Ảnh minh họa).
Đặc biệt đối với những người bị khó chịu về đường tiêu hóa, dùng bắp cải nấu các món ăn trong sinh hoạt hàng ngày, hiện tượng khó chịu ở dạ dày sẽ dần giảm, dạ dày cũng dần được cải thiện.
Bí ngô: Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bí ngô tính ấm, vị ngọt, vào kinh tỳ vị, có tác dụng dưỡng vị rất tốt, đặc biệt là vào mùa hè. Ăn bí ngô có thể ngăn ngừa chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bởi nghiên cứu cho thấy trong bí ngô có chứa thành phần pectin phong phú, sau khi đi vào cơ thể con người sẽ giúp bài tiết vi khuẩn và các chất có hại trong dạ dày, tránh bị tổn thương liên tục.
Có nhiều cách dùng bí ngô, bạn có thể hấp ăn hoặc dùng để nấu cháo, có tác dụng hồi phục niêm mạc dạ dày, bồi bổ dạ dày.
Khoai lang: Khoai lang là một loại ngũ cốc thô, giàu chất xơ, ăn thường xuyên có thể giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ghi chép liên quan cho thấy khoai lang có tác dụng ấm bụng, bổ thận ích khí, thích hợp cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Cà rốt: Một số người không thích cà rốt vì cho rằng nó có vị lạ nhưng thực tế cà rốt không chỉ giàu vitamin C mà còn có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa được cải thiện.
THÙY LINH (THEO SINA)